Page 207 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 207
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Chưa đọc hai câu kết thì bài thơ vẫn còn có thể hiểu được là
lời chúc mừng, cái ý châm-biếm mới chỉ thoang-thoáng
phảng-phất, nói xa nói xôi, mãi tới hai câu kết thì ý bóng-
bảy mỉa-mai mới thành bộc-trực: Khi ông chưa đỗ nghè ông
đã đe cả tổng rồi, ai mà chả rõ ông sẽ đỗ ông nghè.
* Cái xỏ-xiên ấy tuy chua cay song vẫn còn
nhẹ-nhàng chưa cay độc bằng những câu đối, bài thơ
mừng cha con cô Tư Hồng. Cô Tư Hồng nổi tiếng trong
giới bán phấn buôn son, một cô "me tây" có thần-thế được
thực-dân trọng-vọng, cô đã xin cho cha được sắc-phong "tứ
phẩm văn-giai", mở tiệc khao-vọng linh-đình. "Người được
như me đành hiếm có", cô đã được cụ Yên-Ðỗ khen khéo
rằng:
“Giàu sang bà lớn thực trời cho!
Trời lại cho bà chữ tự-do.
…………………………………………..
Khắp cõi trời Nam đều biết tiếng,
Nghìn thu cái tiếng của bà to.”
Rõ là khen đấy, mà cũng chê đấy! chê một cách thâm-độc.
Cứ từ-nguyên mà xét thì đúng là khen, không thể nào bắt
bẻ. Nhưng lấy ý mà suy thì mới thấy rằng ý-tại ngôn-ngoại,
không chê mà còn quá hơn là chửi xỏ.
Câu đối sau đây mừng cha cô được sắc-phong thì rõ là
bóng-bảy cay độc thấm-thía. Nếu không bóng-bảy thì sao
yên thân được khi đem tặng mừng? Bởi vì bóng-bảy cho nên
cái ý cay độc nó kín-đáo gói ghém một cách thâm-thúy, ai
muốn hiểu sao thì hiểu, chứ theo văn-từ thì lý đương-nhiên
là lời khen tặng tán-dương, ai dám trách chê!
206