Page 204 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 204
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
Chương 5
TIẾNG VIỆT DUYÊN-DÁNG
Ngoài tính hiện-đại và phong-phú, tiếng Việt có những nét
đẹp duyên-dáng dễ thương vì ngôn-từ bóng-bảy, vì lời lẽ dí-
dỏm, vì nhạc-tính du-dương.
Bóng-bảy, dí-dỏm, xét về nội-dung làm cho tứ thêm giàu,
xét về hình-thức, điểm-xuyết cho lời thêm duyên-dáng. Cũng
là lời nói vẫn một ý ấy, vô-duyên thì nói không nên ý, có
duyên thì ý rõ lời hay lôi cuốn được người nghe. Lời càng
bóng-bảy, dí-dỏm thì tứ càng sâu-sắc ý-nhị. Ðấy chính là cái
nét duyên-dáng của ngôn-ngữ vậy.
I- Tiếng Việt duyên-dáng bóng-bảy
Bóng-bảy hài-hòa giữa cụ-thể với trừu-tượng, giữa mộc-mạc
chân-phương với óng-chuốt kiêu-sa. Bản-tính dân Việt vốn
hài-hòa, hài-hòa với cuộc sống, với con người và với thiên-
nhiên. Trong khi nhận-định thiết-thực về cuộc sống thì con
tim và khối óc rung-động. Chính những rung-cảm của tâm-
tư đã khiến cho ngôn-ngữ của họ tuy mộc-mạc cụ-thể, song
lại bóng-bảy duyên-dáng. Nếu chỉ mộc-mạc thì dễ thô-kệch.
Nếu chỉ óng-chuốt kiêu-sa thì dễ cầu-kỳ kiểu-cách. Ngôn-
ngữ mộc-mạc là ngôn-ngữ bình-dân gần-gũi. Ngôn-ngữ óng-
chuốt là thứ ngôn-từ bác-học xa vời. Cái súc-tích của Hán-
203