Page 209 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 209

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            là con thuyền trôi dạt phương xa, thiếp như bến nước đợi
            chờ. Bến thì một chốn nhất-định, chứ thuyền thì nay đó mai
            đây,  giang-hồ  lãng-tử. Thiếp  bao giờ  cũng vẫn  thủy-chung
            khăng-khăng một dạ. Còn chàng, không biết có nhớ nữa hay
            không, tới người tình đang mong chờ khắc-khoải? Ðem hình-
            ảnh  con  thuyền  bến  nước  mà  sánh  với  "đôi  ta"  để  tỏ  bày
            tình yêu mặn nồng gắn-bó, để nói lên lòng ngóng đợi tha-
            thiết thẫn-thờ thì quả là một lời nói hết sức bóng-bảy ý-nhị.

            Ðến đây, người viết lại nhớ tới những cảnh tấp-nập trên bến
            dưới thuyền những năm trước cuộc chiến, tại Lan-Mát thuộc
            Kiện-Khê  vùng  Phủ-Lý,  Bắc-Việt.  Vùng  này  đặc-biệt  có
            những ngọn núi đá vôi ăn vào dãy Trường-Sơn. Mỗi kỳ vôi ra
            lò, bến sông Lan-Mát sầm-uất khách thương, những thuyền
            từ xa tới cất hàng. Ðêm thanh gió mát, thuyền đậu san-sát
            dập-dềnh.  Tiếng  người  nói  léo  xéo.  Tiếng  hò-hát  véo-von.
            Bến sông trở nên vui nhộn đầm-ấm. Khi thuyền đã tếch, bến
            sông  trở  lại  đìu-hiu.  Càng  đìu-hiu  khi  còn  lại  một  chiếc
            thuyền cô-quạnh. Trăng thanh gió mát mà sao như lạnh-lẽo,
            cái lạnh-lẽo vì thiếu vắng bầu-bạn, thuyền đã xa khơi. Thảo
            nào  Nguyễn-Trãi  đã  kín-đáo  gửi  lòng  mình  trong  bài  "Tự
            Thán"  nhắc  khéo  tới  cảnh  chợ  chiều  tẻ-ngắt  của  triều  Lê-
            Thái-Tôn, triều-đại suy-vi cả về kinh-tế lẫn chính-trị mà đóng
            đai xung-quanh ngai vàng chỉ là lũ nịnh-thần vô-tài kém đức,
            để chính-sự nát bấy giữa lúc thiên-tai trút đổ ào ào”:

                          “Chiếc thuyền lơ-lửng bên sông,
                         Biết đem tâm-sự ngỏ cùng ai hay?
                             Chắc chi thiên-hạ đời nay,
                       Mà đem non nước làm rầy chiêm-bao?


                                          208
   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214