Page 214 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 214

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            được  phẩm-cách  thanh-cao  không  bị  ngoại-cảnh  chi-phối,
            trái  lại  còn  chế-ngự,  hoán-cải  được  hoàn-cảnh,  nêu  cao
            gương sáng đức tốt của mình ra xung-quanh. Ðấy chính là
            "phú  quý  bất  năng  dâm,  bần-tiện  bất  năng  di,  uy-vũ  bất
            năng khuất". Ðấy chính là "gần mực" mà chẳng đen, trái lại
            vẫn "minh minh-đức, tân dân, chỉ ư chí-thiện".

            Tiếng Việt thuần-túy trong bài ca-dao trên đây lại càng nổi
            bật  vẻ  đẹp  tuyệt-vời  nếu  đem  so-sánh  với  bài  thơ  cổ-kính
            của Lê-Thánh-Tôn cũng vịnh hoa sen, song bằng lối văn thật
            cầu-kỳ kiểu-cách vì chịu ảnh-hưởng Hán-văn quá sâu đậm,
            không  thể  toát  ra  được  cái  ý  nhu-hòa  và  vẻ  thanh-thoát
            bóng-bảy duyên-dáng nhẹ- nhàng:
                       “Chẳng bợn chi trần mảy-mảy hơi,
                       Luận bề thanh-quý tốt xa vời.
                       Nõn-nà sắc nước nhờ duyên nước,
                       Ngào-ngạt hương trời nức dặm trời.

                       Gấm Chức dong tơ khuây mắc cửi,
                       Gương Hằng ngắm bóng ngại tram cài.
                       Dao-trì lần thấy triều đi rước,
                       Hớn-hở Thai minh vận thái-giai.” (a*)
                ………………………………………………………………………………...

                    (a*) Cước-chú: Vương-Vũ-Xứng, đời Tống, khi còn
                    nhỏ làm bài thơ vịnh hoa sen trắng:

                       “Tạc dạ tam canh hậu,
                       Hằng-Nga truy ngọc-trâm.
                       Phùng di bất cảm thụ,


                                          213
   209   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219