Page 217 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 217
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
hò không thấy, đành mượn con nhái đưa thư. Cô gái khác
cũng mộc-mạc nhưng khá đỏng-đảnh mà cũng rất dịu-dàng,
buộc anh xẻ ván thật dày, không phải để bắc cầu qua rạch
mương sông máng, nhưng là qua sông cái chỉ vì đò dọc
không có, đò ngang chẳng còn. Những hình-ảnh rất tầm-
thường thể-hiện mỗi người mỗi tính tình. Ðem con nhái đưa
tin và hò đò qua sông, cô gái này yêu tha-thiết nhưng quá ư
thật-thà, đơn-sơ bình-dị; cô gái sau ra vẻ còn làm cao chưa
ưng, chưa thuận, song không hẳn là vì cô hợm-hĩnh kiêu-
căng, mà vì cô còn muốn giữ nền-nếp con nhà, cô không thể
vượt qua giới răn "dễ ai đội áo qua đầu", bởi lẽ như con
sông cái kia, chuyện này hệ- trọng:
“Dù khi lá thắm chỉ hồng,
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.”
(Nguyễn-Du, Truyện Kiều)
Còn như đi tắt về ngang thì quả là "đò dọc quan cấm, đò
ngang không chèo", chứ thực lòng thì giọng cô vẫn dịu-dàng
âu-yếm; không âu-yếm sao lại "anh em, thầy mẹ"?; không
dịu-dàng sao "em cũng theo sang"? Ðến như cô gái sau
cùng thì cũng vẫn là những hình-ảnh tầm-thường xung-
quanh: vẫn con sông ấy, vẫn cây cầu này trong mộng;
nhưng không phải là "cầu con nhái" hay "cầu ván đóng đinh"
mà là "cầu dải yếm". Không gọi đò, không bắc cầu sông cái,
nhưng ước gì hai bờ thu hẹp, hẹp còn một gang. Mơ cái dải
yếm của mình biến thành cây cầu bắc ngang con sông hẹp
để đón tình-nhân, thì ước mơ này quả là táo-bạo mà thơ
mộng tình-tứ và rất thần tiên!
* Cho nên đáp lại mối tình nồng-nàn, chân-
thật, nên thơ ấy, chàng cũng muốn đốn ngã cành
hồng tươi đẹp làm cây cầu tuyệt-mỹ cho nàng bước
qua:
216