Page 218 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 218
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
“Cô kia đứng ở bên sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang!”
Thật là diễm-kiều làm cho văn-chương trở nên kiều-diễm!
Tất cả đều bóng-bảy, có cái bóng-bảy đơn-sơ, có cái bóng-
bảy lộng-lẫy. Dù đơn-sơ hay lộng-lẫy, những hình-ảnh,
những ví-von ước mơ kia đã vẽ ra những bức tranh rất quen
thuộc, rất đại-chúng, song cũng rất sống động ý-tứ dạt-dào.
* Ví-von là đặc-điểm trong ngôn-ngữ Việt. Mở
miệng ra là ví-von bóng gió. Bày tỏ bất cứ một thứ-tình cảm
nào, cũng có thể đem ngôn-ngữ ám-chỉ ra mà phát-biểu.
Chính lối nói này dễ đẩy đưa câu chuyện, dễ làm cho cuộc
đối-đáp trở nên nhẹ-nhàng đằm-thắm, dẫu cho giận hờn
ghen-ghét, hay than trách yêu thương, ngôn-ngữ vẫn lắng
đọng cái tình đậm-đà yêu mến, man-mác cái ý hài-hòa an-
vui:
“Gió đưa trăng, thì trăng đưa gió,
Trăng lặn rồi, gió biết đưa ai?”
Lời thở than thật bâng-khuâng và sao tha-thiết yêu-đương!
Hãy nghe Thúy-Kiều tiếc-nuối tình yêu đầu đời:
“Tiếc thay chút nghĩa cũ-càng,
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.”
Ðem sợi tơ mong-manh của ngó sen gẫy đôi để nói tình
thắm năm xưa dẫu chỉ còn là chút nghĩa cũ-càng nhưng lòng
vẫn vương tơ thì thực là gợi hình sống động, nói ít mà tả
nhiều, tả một cách cụ-thể rõ-ràng:
217