Page 219 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 219
Tiếng Việt Tuyệt-Vời Đỗ Quang-Vinh
”Cánh hồng bay bổng tuyệt-vời,
Đã mòn con mắt phương trời đăm-đăm.”
Từ-Hải như con chim bằng cất cánh bay cao mất hút. Nàng
Kiều ở lại mỏi mắt chờ mong. Con mắt mòn-mỏi vì con mắt
mải đăm-đăm; đăm-đăm vì cánh chim đã cao vút tuyệt-vời.
Kẻ ra đi đem cánh bằng đo trời cao biển rộng. Người ở lại
ôm mối chung-tình mong ngóng đợi trông. Mỗi tiếng mỗi
nhiệm-vụ. Từ-ngữ đắc-vị, ý-tứ dồi-dào.
Người viết chỉ muốn mượn một vài trường-hợp bày tỏ tình-
cảm làm dẫn-chứng cho tính cách bóng-bảy của ngôn-ngữ
Việt; tính-cách này bàng-bạc trong mọi khung-cảnh của đời
sống, luận-bàn hết e rằng lạc xa sang "nội-dung ngôn-ngữ
phản-ánh cuộc sống con người như thế nào?" Ðời sống vật-
chất, tình-cảm và tư-tưởng dân-tộc thể-hiện rõ nét trong
văn-chương, đặc-biệt là trong văn-học dân-gian. Một trong
những nét đẹp của văn-chương Việt là bóng-bảy, là dí-dỏm.
Chúng ta không nghiên cứu đời sống của dân-tộc qua ngôn-
ngữ, chỉ gợi ra những nét duyên-dáng của ngôn-ngữ qua
một vài khía-cạnh đặc-sắc của cuộc sống mà thôi.
II- Tiếng Việt duyên-dáng dí-dỏm.
Vì vậy, nói về dí-dỏm là nói một nét đặc-thù của nụ cười. Với
tâm-hồn đa-cảm, người Việt-Nam thích văn-hoa bóng-bảy.
Với tâm-hồn lạc-quan, họ thích cuộc sống an-vui. Cười là
một cách đem niềm vui đến cho cuộc đời. Lúc nghèo khổ,
khi vui sướng, bất cứ mọi giới, chẳng từ một ai, đều có thể
là đối-tượng cho mũi tên trào-lộng: một sư cụ, một thầy đồ,
ông quan, ông thầy bói, thầy địa-lý, bọn đồng-cốt, quan
218