Page 212 - Tiếng Việt Tuyệt Vời
P. 212

Tiếng Việt Tuyệt-Vời  Đỗ Quang-Vinh

            Cũng  như  để  cảnh-giác  mình  phải  giữ-gìn  phẩm-hạnh  tiết
            trinh, nói làm sao để người con trai không buồn lòng phật ý
            để mình không thấy mắc-cỡ ngượng- ngùng:
                            “Vườn xuân hoa nở đầy giàn,
                        Ngăn con ong lại, kẻo tàn nhuỵ hoa.”
            Nàng là hoa nở, chàng là con ong. Ong qua, bướm lại, hoa
            tàn nhụy rữa đã thành một thứ ngôn-ngữ ám-chỉ khiến cho ý
            tục trở nên thanh. Ý nói xa-xôi, lời trang-nghiêm nhã-nhặn.
            Cho  nên  khi  tả  nàng  Kiều  thất-thân  với  Mã-Giám-Sinh,
            Nguyễn-Du đã nhẹ-nhàng:
                             “Tiếc thay một đoá trà-mi!
                           Con ong đã tỏ đường đi lối về.”
            Tới lúc nàng phải dày-dạn ê-chề ở chốn thanh-lâu thì ngôn-
            từ trở nên cay đắng xót- xa:
                             “Xưa sao phong gấm rủ là,
                       Giờ sao tan-tác như hoa giữa đường?”

            Nói về ý-nghĩa kín-đáo bóng-bảy, tưởng không có gì kín-đáo
            tinh-tế bằng hai câu tả Kiều tắm:
                          “Rõ-ràng trong ngọc, trắng ngà,
                       Dày dày sẵn đúc một toà thiên-nhiên!”
            Hư-tả mà lại thực-tả. Lời nhã-nhặn đã tô cho vẻ đẹp thân
            xác  những  nét  thanh-tú,  nét  đẹp  của  nghệ-thuật,  khiến
            người  đọc  như  hình-dung  ra  một  pho  tượng  của  mỹ-thuật
            thanh-cao hơn là một thân-thể phàm-tục.

                    * Không  phải  chỉ  là  những  hình-ảnh  mà  thôi,
            cả  đến  mùi  hương  cũng  có  khả-năng  khêu  gợi  trí
            tưởng-tượng dùng làm đề tài để xa-xôi bóng gió:

                                          211
   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216   217