Page 213 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 213
Nghiên cứu của tác giả Abdelrahman và cộng sự tiến hành trên 765 bệnh nhân được cấy máy
tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trong đó 332 bệnh nhân liên tiếp được tiến hành tạo nhịp bó His và 433
bệnh nhân được tạo nhịp thất phải. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết cục lâm sàng của tạo
nhịp bó His so với tạo nhịp thất phải. Tiêu chí đánh giá chính gồm chết do mọi nguyên nhân, nhập
viện vì suy tim, hoặc cần nâng cấp lên tạo nhịp hai buồng thất. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công
tạo nhịp bó His là 92%. Tiêu chí chính gồm tử vong, nhập viện vì suy tim, hoặc cần nâng cấp lên
tạo nhịp hai buồng thất đã giảm đáng kể ở nhóm tạo nhịp bó His (25% so với tạo nhịp thất phải
32%, với HR: 0,71; KTC 95%: 0,534- 0,944; p = 0,02). Sự khác biệt này chủ yếu ở bệnh nhân có
tạo nhịp thất > 20% (25% ở nhóm tạo nhịp bó His so với 36% nhóm tạo nhịp thất phải, với HR:
0,65; KTC 95%: 0,456- 0,927; p = 0,02). Tỷ lệ nhập viện vì suy tim giảm đáng kể ở nhóm tạo nhịp
bó His (12,4% so với 17,6%; HR: 0,63; KTC 95%: 0,430- 0,931; p = 0,02). Có xu hướng giảm tỷ
lệ tử vong ở nhóm tạo nhịp bó His (17,2% so với 21,4%; p = 0,06) [1],[4],[9].
* Liệu pháp tái đồng bộ tim
Tạo nhịp bó His có khả năng độc đáo là có thể đảo ngược blốc nhánh trái và phải tùy thuộc
vào vị trí và bản chất của blốc. Do đó, tạo nhịp bó His được xem như là một phương thức khác của
tái đồng bộ tim thay vì tạo nhịp 2 buồng thất chuẩn.
Thử nghiệm His-SYN được trình bày tại Phiên họp khoa học thường niên lần thứ 40 của Hội
Nhịp tim thế giới và được công bố trên Tạp chí Trường môn Tim mạch học Hoa Kỳ. His-SYNC là
một thử nghiệm đa trung tâm, tiền cứu, mù đơn, ngẫu nhiên, có đối chứng, so sánh tái đồng bộ tim
bằng tạo nhịp bó His (His-CRT) và tạo nhịp 2 buồng thất (BiV-CRT) ở những bệnh nhân có chỉ
định tái đồng bộ tim. Tuổi trung bình là 64 ± 13 tuổi, 38% nữ, phân suất tống máu thất trái trung
bình là 28% và QRS là 168 ± 18 ms. Tiêu chuẩn đánh giá kết cục chính bao gồm: (1) giảm thời
gian QRS, (2) cải thiện phân suất tống máu thất trái và đáp ứng siêu âm tim (cải thiện EF > 5%)
sau 6 tháng, và (3) nhập viện vì bệnh tim mạch hoặc tử vong sau 12 tháng. Kết quả cho thấy có 21
người được phân nhóm ngẫu nhiên vào His-CRT và 20 vào nhóm BiV-CRT. Sự chuyển đổi chéo
(từ tạo nhịp bó His sang tạo nhịp 2 buồng thất và ngược lại) xảy ra ở 48% His-CRT và 26% BiV-
CRT. Lý do phổ biến nhất cho sự bắt chéo từ His-CRT là không có khả năng rút ngắn thời gian
QRS do chậm dẫn truyền trong thất không đặc hiệu (n = 5). Bệnh nhân được điều trị bằng His-
CRT cho thấy thu hẹp QRS lớn hơn so với BiV (125 ± 22 ms so với 164 ± 25 ms [TR], P <0,001;
124 ± 19 ms so với 162 ± 24 ms [PP], P <0,001). Xu hướng đáp ứng siêu âm tim cũng cao hơn
(80% so với 57%, P = .14; 91% so với 54%, P = .078). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ nhập
213