Page 88 - Sách năm 2022 - Fulltext - hieu final
P. 88

Tổng                     64                     63                    127
            Từ đó, chúng tôi có các giá trị của CLVT trong chẩn đoán BCTTM như sau:
            Độ nhạy: (57/64)*100= 89,1%; độ đặc hiệu: (58/63)*100=92,0%; giá trị dự báo dương:

            (57/62)*100=91,9%;  giá  trị  dự  báo  âm:  (58/65)*199=89,2%;  độ  chính  xác:

            (115/127)*100=90,5%.

            5 trường hợp dương tính giả trên chụp CLVT có kết quả giải phẫu bệnh gồm: 2 trường hợp

            viêm túi mật mạn tính, 2 trường hợp polyp cholesterol và 1 trường hợp là ung thư  túi mật.
            7 trường hợp âm tính giả được chẩn đoán trên CLVT là viêm túi mật mạn tính, có kết quả

            giải phẫu bệnh là BCTTM.

            4. BÀN LUẬN

                   Trong nghiên cứu của chúng tôi, BCTTM gặp nhiều ở độ tuổi 51-60 với tỷ lệ 26,3%,

            tuổi trung bình: 51,8 ± 13,3; tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 1/0,9. Kết quả này tương tự với một số
            nghiên cứu trước đây: Trần Văn Phơi (2009), nghiên cứu trên 24 trường hợp phẫu thuật

            BCTTM cho thấy tuổi trung bình 48,25 (từ 25 đến 77), nữ chiếm 62,5%, nam chiếm 37,5%.

            Nguyễn Phát Đạt (2011) nghiên cứu trên 67 trường hợp BCTTM ghi nhận: tuổi trung bình

            50,34 ± 12,1 (từ 27 đến 80), 65,67% là nữ, 34,33% là nam. Chúng tôi cũng ghi nhận tỷ lệ

            cao ở nhóm tuổi ≤ 40 cũng gặp khá nhiều với tỷ lệ 26,3%. Gần đây, nhiều báo cáo gặp
            BCTTM ở nhóm tuổi nhỏ, đặc biệt là ở trẻ em. Parolini F. và cộng sự (cs.) (2016) đã tổng

            hợp và báo cáo 6 trường hợp gặp BCTTM ở trẻ em, với độ tuổi dao động từ 4-11 tuổi, có

            liên quan với tình trạng đau thượng vị, đau bụng kéo dài [9]. Trong nước, tác giả Trần Hữu

            Chí và cs. (2018) báo cáo loạt ca gồm 06 trường hợp BCTTM trẻ em được phẫu thuật  tại

            bệnh viện Nhi đồng 1, với tuổi trung bình 11,5 tuổi ( từ 7 đến15 tuổi), nam chiếm 4/6 trường
            hợp [2].


                   Được mô tả bởi tác giả Justras vào năm 1960, BCTTM thuộc nhóm tăng sinh, liên

            quan tới sự tăng sản các mô của thành túi mật. Bệnh được biểu hiện bởi sự tăng sinh của

            lớp biểu mô, sự phì đại của lớp cơ niêm làm dày thành túi mật; tạo ra các xoang, nang lõm
            sâu vào thành túi mật gọi là các xoang Rokitansky – Aschoff  (RA). Các nang này có lót tế

            bào biểu mô, tiết và chứa dịch mật, theo thời gian, dịch cô đọng và lắng tụ các tinh thể


                                                                                                        88
   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93