Page 378 - Maket 17-11_merged
P. 378

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

               Liên kết chuỗi khép kín: Hiện nay trong thủy sản hình thành liên kết chuỗi khép kín,
           người dân tham gia vào chuỗi cần có hệ thống hạ tầng đáp ứng theo tiêu chuẩn của doanh
           nghiệp. Doanh nghiệp cung cấp giống, vật tư, thức ăn, người nuôi áp dụng theo hướng dẫn
           kỹ thuật của doanh nghiệp. Sau khi thu hoạch, doanh nghiệp thu mua toàn bộ sản phẩm của
           người dân. Tuy nhiên số lượng mô hình liên kết này vẫn còn ít, chủ yếu tập trung ở khu vực
           ĐBSCL.
               Liên kết trong khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ: Phương thức tổ chức khai thác hải
           sản mang tính đặc thù của nghề cá qui mô nhỏ, thời gian hoạt động khai thác hải sản trên
           biển tuỳ theo loại nghề và công suất, thường từ 8-10 tiếng/ngày ở vùng biển ven bờ và ra
           vào trong ngày, từ 5 – 7 ngày/chuyến biển đối với vùng lộng, từ 20 – 30 ngày/chuyến biển
           đối với vùng xa bờ. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến nay, cả nước có khoảng
           3.500 THT với khoảng 22.000 tàu cá và khoảng 138.000 lao động, chủ yếu các tàu cá làm
           nghề câu, rê, vây, kéo… ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển. Các tổ, đội khai thác ở vùng
           biển ven bờ đã kết hợp với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Loại hình
           THT ở một số địa phương được thành lập theo nguyên tắc “3 cùng” (Cùng nghề, cùng ngư
           trường, cùng địa bàn cư trú) trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, có sự hợp tác thực
           sự và các thành viên cùng có lợi.
               Thống kê cho thấy, khi tham gia chuỗi giá trị, chi phí sản xuất, kinh doanh của HTX
           giảm từ 5 – 7%, doanh thu tăng thêm 15 – 20%, lợi nhuận cao hơn từ 10 – 12%, mang
           lại nhiều lợi ích cho các thành viên trong HTX. Từ đó, đóng góp thiết thực vào mục tiêu
           giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người nông dân trong xây dựng NTM tại
           các địa phương. Tuy nhiên các HTX sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản phát triển không
           đồng đều giữa các vùng miền, năng lực nội tại yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ, khó khăn
           trong việc tiếp cận thị trường vốn vay ưu đãi để đầu tư máy móc thiết bị, đóng gói bao bì
           sản phẩm, phương tiện vận chuyển.... mô hình HTX cũ còn nặng nề trong khi HTX kiểu
           mới chưa đáp ứng yêu cầu.

               2. Một số khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động khi tham gia chuỗi
           giá trị sản phẩm nông sản của các hợp tác xã
               2.1 Một số khó khăn, tồn tại

               - Quy mô sản xuất manh mún, tỷ lệ nông sản sản xuất theo các tiêu chuẩn chất
           lượng bền vững còn thấp. Khó thực hiện cơ giới hóa, năng suất thấp, chất lượng không
           đồng đều. Hầu hết các hộ nông dân đều thiếu năng lực tiếp cận thị trường, sản xuất theo
           kinh nghiệm và dựa vào những tính toán chủ quan về thị trường. Hàng nông sản của Việt
           Nam mới chỉ tham gia được vào các khâu: Trồng trọt, thu gom, sơ chế và xuất khẩu sản
           phẩm thô, là những khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị hàng nông sản.

               - Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại còn đơn lẻ, quy mô nhỏ, chưa thu hút được


                                                376
   373   374   375   376   377   378   379   380   381   382   383