Page 165 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 165

“Là ai?”


                 “Chính là anh”. Mike tiếp tục giải thích: “Anh nghĩ xem, vợ và 2
           con của anh sở dĩ có thể thoải mái nghỉ ngơi, sống cuộc sống vô lo

           nghĩ là vì có anh. Anh chính là điểm tựa vững chắc, là sự bảo đảm cho
           hạnh phúc của họ, do đó anh chính là “Liliv” của họ”.


                 “Ý của anh là…”



                 “Xin phép cho tôi đi thẳng vào vấn đề. Tôi cung cấp một số loại
           bảo hiểm, nếu anh gặp bất lợi, chúng tôi có thể giúp đỡ anh, vợ và con
           anh. Như vậy, anh có thể yên tâm tập trung cho sự nghiệp của mình

           mà không phải lo nghĩ gì. Vì thế, xét ở khía cạnh ý nghĩa này, chúng
           tôi cũng chính là “Liliv””.


                 Lúc đó, vận động viên bóng chày mới nhớ tới thân phận của

           người đang nói chuyện với mình, anh rất xúc động và quyết định sẽ kí
           hợp đồng mua bảo hiểm.


                 Trong ví dụ này, Mike đã rất khéo léo lựa chọn nội dung và cách

           nói chuyện, anh đã tìm kiếm chủ đề nói về nghề nghiệp, sở thích và
           gia đình của đối phương, khiến đối phương dễ dàng tiếp nhận mình
           và rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, anh đã khéo léo mở ra cánh
           cửa khiến khách hàng chú ý tới sản phẩm bảo hiểm của mình. Thiết

           nghĩ, nếu anh vẫn dùng cách mở đầu thông thường, nhất định sẽ
           không đạt được kết quả mong đợi.














                 “Thuận mua vừa bán”. Trong quá trình bán hàng, chúng ta sẽ gặp
           những khách hàng phản đối sản phẩm hoặc nghi vấn chất lượng sản
           phẩm. Khi gặp những khách hàng có ý kiến hoặc tỏ ra nghi vấn, nhân

           viên bán hàng phải khéo léo vận dụng kĩ năng ngôn ngữ, giải đáp tỉ mỉ
           thắc mắc của khách hàng, như vậy mới có thể khiến khách hàng vừa ý
           và bạn mới có thể bán được sản phẩm.


                 Chăm chú lắng nghe
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170