Page 174 - Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ
P. 174
Khi anh đang định nói: “Các người hãy cầm lấy bộ quần áo này và
vứt đi đâu thì vứt!”, thì người phụ trách bộ phận đi tới.
Người phụ trách này trông rất hiền lành. Đầu tiên, anh ta không
nói gì cả, cứ để cho anh Thái nói hết. Sau đó, khi anh Thái đã nói hết,
hai nhân viên bán hàng bắt đầu nói về quan điểm của họ, người phụ
trách mới bắt đầu phản đối họ và nói giúp anh Thái. Anh ta không
những chỉ ra việc quần áo bị phai màu làm hỏng quần áo khác, mà
còn nhấân mạnh cửa hàng không nên bán sản phẩm khiến khách
hàng không hài lòng. Cuối cùng, anh ta thừa nhận không biết tại sao
bộ quần áo lại có vấn đề và trực tiếp nói với anh Thái: “Anh muốn giải
quyết thế nào? Tôi nhất định sẽ làm theo yêu cầu của anh”.
Mới vài phút trước, anh Thái còn muốn vứt bộ quần áo lại cho
cửa hàng, nhưng bây giờ anh lại bình tĩnh nói: “Tôi muốn nghe ý kiến
của anh. Tôi muốn biết, sau này bộ quần áo này có còn bị phai nữa
không, nếu không thì phải có cách khác”.
Người phụ trách đề nghị anh Thái mặc bộ quần áo thêm một tuần
nữa. “Nếu vẫn chưa vừa ý thì hãy mang lại cửa hàng, chúng tôi sẽ
nghĩ cách giải quyết. Xin thứ lỗi vì đã gây rắc rối cho anh”. Anh Thái
hài lòng rời khỏi cửa hàng. Bảy ngày sau, bộ quần áo không bị phai
màu nữa, anh hoàn toàn tin tưởng cửa hàng này.
Bất cứ ai trải qua khó khăn đều cần người khác lắng nghe. Những
vị khách đang bực tức, không hài lòng cũng cần được người khác kiên
nhẫn lắng nghe.
Nếu muốn trở thành một người bán hàng giỏi, bạn nên học cách
lắng nghe người khác.
Khi tiếp thị sản phẩm với khách hàng trong quá trình bán hàng,
đầu tiên phải khiến khách hàng thích chúng ta, như vậy chúng ta mới
có thể giao lưu sâu hơn, đạt được mục tiêu mong muốn. Vậy phải làm
thế nào để khách hàng thích chúng ta? Điều này yêu cầu chúng ta phải
nắm vững một số kĩ năng giao tiếp.