Page 126 - Me Toi
P. 126
- Phải… Miền Trung, nhưng xứ Quảng. Giáo sư…!
Rượu đã thấm vào máu như chính hai đứa tôi đã uống tâm sự của nhau đến say mèm
bên gốc dừa dưới sương khuya trăng lạnh, rồi thiếp đi lúc nào không hay.
Long đã ra đi tự lúc nào không lời từ giã. Hắn đã đi lặng lẽ như lúc hắn vào làng Thanh
Hải gặp tôi với một tuần nghỉ phép, nhưng lòng tôi đã thật sự mang nặng một nỗi buồn
không gì lấp đầy cho đời lính trận. Những trai hùng thời chiến Kinh Kha đi không trở lại,
họ đã hy sinh chính bản thân và gia đình họ cho lý tưởng và đồng bào nhưng họ chẳng
được gì cho ngày mai…!
Tôi bước đi trong nỗi nhớ buồn phiền kỷ niệm với người bạn thân xưa, những khúc mắc
đau buồn của hai đứa tôi đã và đang lôi kéo day dứt nửa đời cùng những quặn đau dâu
bể trên quê hương vẫn chưa yên làm tôi băng qua ngã tư Bà Triệu-Hùng Vương lúc nào
không hay.
Chiếc xe đò bóp còi inh ỏi từ xa làm tôi đứng lại trong tiềm thức tự vệ thì vừa lúc chiếc
xe đã chạy sát lề đường bên kia để tránh tôi, để lại một luồng gió bụi đỏ tạt vào mặt.
khi ấy tôi mới biết rằng tôi đang đứng ở giữa đường Tự Do, con đường nối liền Ban-Mê-
Thuột, Khánh Dương, Dục Mỹ, Ninh Hòa và Nha Trang.
Tôi chạy vào lề phía bên đường Bà Triệu để được an toàn và đứng dưới gốc cây điệp,
trong khi mắt tôi mở lớn để nhìn những dãy nhà và công sự đối diện bên kia đường Tự
Do. Những giọt nước mắt oà ra tự lúc nào đã làm môi tôi mặn trong khi những dãy nhà
đối diện mờ đi trong màn lệ sương. Tôi chợt thấy tôi khóc như một đứa trẻ đánh mất
một món đồ chơi mà nó thích đã không tìm ra. Tôi cắn môi và để mặc những giọt nước
mắt trào ra lăn trên má với nỗi niền đau xót không cùng của những kỷ niệm khắc
nghiệt chiến tranh một thời. Những kỷ niệm như những dấu dao chém vào hồn tôi
trong bất ngờ oan khiên tủi hận nửa đời, và hôm nay tôi về đây để nhìn lại những đổi
thay xé lòng trên mảnh đất ngày xưa tôi vui vẻ lái xe qua trạm gác, ngang qua Trung
Ðội Truyền Tin của Mỹ rồi băng qua phi đạo L19 để vào Đài Kiểm Báo Paramid 621
bên cạnh Chiến Đoàn 3 Lôi Hổ.
Những dãy nhà và công sự đã mọc lên sau 30-4-1975 làm tan hoang trong tôi những
dấu yêu xưa, đã làm mất hết tất cả dấu vết cũ, và nó đã san bằng tất cả những hàng
rào chiến lược bao quanh. Những dãy nhà trong khu đất L19 đã ngang nhiên đè trên
xương máu bạn bè tôi, những thằng bạn lính thành phố chưa một lần đụng địch trong
đời binh nghiệp đã hào hùng đơn độc chiến đấu và gục ngã trong chiến cuộc của ngày
Ban-Mê tan rã (ngày 10 tháng 3 năm 1975).
Tôi nhớ lại những thằng bạn Kiểm Báo 621 đã bỏ xác trong đài và nức nở gọi từng tên
của mỗi đứa (Trần Văn Điệp, Nguyễn Thế Mỹ, Trần Văn Lợi, Hàn Bố Quang, Trần Văn
Khương, Phan Văn Hòa, Y Wong, Trần Quang Trừ, Y Cuic, Y Bhan, Đào Huy Bích,
Hương Trung Chính, Huỳnh Lựu, Đỗ Dư, Trần Văn Mẹo, Nguyễn Văn Vân). Tôi nói thầm