Page 7 - Đã ru tôi một thời
P. 7

7*   Tuyển tập truyện ngắn- Đã ru tôi một thời thơ ấu


                   giáo.  Từ  những  câu  chuỵên  chống  đối  của  bạn  bè  dị  nghị  “mày  quen  với  ông  cha”.
                   Nhưng có một chuyện ý nghĩa nhất trong đời con:
                          Hôm ấy, Cha Nh. gằn giọng, tiếng nói khàn khàn đục đục lộ vẻ trang trọng:
                          -  Muốn là con cha thì phải như thế này …
                          Con lưỡng lự sợ cha lại chọc đùa theo nghĩa trần tục nào đó nên con nhắc lại:
                          -  Như thế này là gì?
                          Cử chỉ của cha Nh. đồng thời cùng với lời nói như ra lệnh:
                          -  Làm thế này: Nhân danh Cha -và Con -và Thánh thần. Hiểu chưa? và đọc dùm
                              cho “tôi” một kinh Lạy Cha sáng tối!
                          -  Con không thuộc!
                          -  Không thuộc thì cha dạy!
                          -  Dạy ở đâu bây giờ, con không thể lên nhà thờ của cha?
                          -  Qua điện thọai hàng ngày được không!
                          Con trả lời thành thật:
                          - Dạ được!
                          -  Đây là sự chọn lựa của con thật tình đó chú ạ! Bỏ cha thì mất vui, Không bỏ
                              cha thì phải thuộc kinh Lạy Cha mà còn biết làm dấu nữa!
                          -  Thú thật với chú, cuối cùng con đã chọn kinh …”Lạy Cha “ để học thuộc qua
                              điện thọai cha gọi hàng ngày lúc chiều tối đến! Có khi hai cha còn cùng đọc.
                          Tôi cười thỏai mái với Tâm Hòa.
                          -  Vậy là Tâm Hòa có đầy đủ “nhân duyên” với …cha….!
                          Câu chuyện như giòng nước được khơi nguồn, tưởng không cạn kiệt bởi cách nói
                   chuyện vui của Tâm Hòa, sự hồn nhiên trong sáng chân tình hiếu khách của một vị trụ trì.
                   Khuôn mặt Tâm Hòa có khi bừng vui, có khi thâm trầm. Đôi má đỏ au mỗi khi tôi khen
                   câu chuyện có tính cách hâm mộ. Mái đầu “cạo” đứng đắn của sư cô tăng lên vẻ đẹp một
                   tăng ni. Càng tăng thêm nét vẻ duyên dáng diệu hiền trong khuôn mặt tròn trái soan . Tôi
                   có cảm tưởng như Tâm Hòa một khuôn mặt đẹp nhất trong giới tăng ni phật tử!
                          Giọng nói càng thêm chân tình:
                          - Đúng vậy, con cũng nghĩ thế! Bởi không mà có cái chuyện một sư cô mà hàng
                   ngày phải đọc một kinh lạy cha và làm dấu thánh! Thật là lạ lùng phải không chú…trong
                   khi đó cũng còn bổn phận phải tụng kinh của nhà Phật rất nghiêm túc nữa chứ!
                          Tâm Hòa làm ra vẻ bí mật:
                          - Đố chú, tại sao con phải làm như thế!
                          Tôi ngẩn ngơ suy nghĩ. Chỉ có “trời” mới hiểu nổi chuyện này! Tôi đang lan man
                   cách trả lời thì Tâm Hòa buột miệng:
                          - Không hiểu vô tình hay cố ý mà một hôm Cha Nh. nói câu nói khó hiểu này.
                   “Bà” ơi! Di chúc cho “bà “ đấy!
                          Không phải con khó chịu vì tiếng “bà”nhưng rõ ràng không hiểu Cha Nh. nói gì
                   và có ý gì? Con  không nghĩ đó là câu nói thật. Khỏang một tuần sau thì con lại nghe cha
                   Nh. qua đời bất ngờ trong nỗi luyến tiếc lạ thừơng đó chú ạ! Bây giờ thì mới hiểu. Nhiều
                   khi con không nghĩ đó là sự thật. Đêm ấy, luôn thao thức. Con liên tưởng nhiều đến thân
                   phận mong manh của con người. Mới đó mà lại mất. Có tình thì khó nhưng mất tình thì
                   dễ. Sống có hẹn nhưng cái chết không hẹn hò. Ánh mây luân chuyển theo gío. Giòng
                   nước luân lưu theo nguồn và giòng đời vận hành theo duyên nghiệp hợp tan. Lẽ nào mà
                   Khổng Tử nhìn giòng sông đã cảm thán: “Ngày đêm chảy mãi thế này ư?” Trần cảnh
                   luôn biến động, sanh diệt theo nghiệp cảm duyên khởi của vạn lọai hữu tình.
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12