Page 147 - NRCM1
P. 147

Đức Thanh

           chân lý thƣờng trú để thuyết minh chân tâm, chứ không
           phải y vào tục lý để nói về các cảnh giới. Vì duy chân
           thì hết thảy đều không, nhƣng duy tục thì vạn hữu đều
           có. Chúng ta không nên  tuyệt  đối nhận lầm  rồi  chấp
           trƣớc ý Tổ, khiến sinh tâm mạt sát pháp môn Tịnh độ.
           Có  hiểu  đƣợc  nhƣ  vậy  thì  mới  thật  là  biết  cách  đọc
           sách  cổ  nhân  một  cách  thiện  xảo  và  thâm  hiểu  ý  cổ
           nhân một cách tinh vi.
                 Vì các lý do trên, một lần nữa, ta phải cân nhắc lại
           thật kỹ để định lại một cách chân xác giá trị và phạm vi
           của câu danh ngôn “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”.
           Nếu đứng về phƣơng diện Chân Ðế mà nói thì không
           một pháp gì tồn tại (nhất pháp bất lập), ngay đến Phật
           cũng không còn đƣợc trú trƣớc, huống nữa là Cực lạc
           và niệm Phật cầu vãng sinh! Vì thế mà nói ngoài bản
           tánh  không  có  Di  Đà  (tự  tánh  Di  Dà)  và  ngoài  tâm
           không có Tịnh độ (duy tâm Tịnh độ). Cảnh giới ấy là
           cảnh giới tuyệt đối của Ðệ Nhất Nghĩa Không, cho nên
           đem “dụng” quy về “thể” thì không một pháp nào đƣợc
           gọi là pháp sở đắc cả.
                 Ngƣợc  lại,  khi  chƣa  đạt  đƣợc  Ðệ  Nhất  Nghĩa
           Không thì phải trú trên “dụng” mà nói và phải nƣơng
           theo từng tầng bậc tu chứng để làm bàn đạp và tiến lên,
           do đó mỗi tầng bậc đều có những pháp sở đắc riêng
           biệt. Đối với công phu nội chứng của hành giả chƣa đạt
           đến trình độ tuyệt đối thì không thể bảo rằng tâm cảnh
           đều không, thọ tƣởng đều tịch. Tâm cảnh chƣa không,
           thọ tƣởng chƣa tịch thì hiển nhiên năng và sở còn tồn
           tại, y báo và chánh báo đều phân minh. Một sắc, một


           146
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152