Page 159 - NRCM1
P. 159

Đức Thanh

           mà rõ sinh thể không thật có. Đây mới là chân Vô sinh
           và cũng là nghĩa tâm tịnh cõi Phật thanh tịnh. Trái lại
           kẻ  ngu  bị  cái  sinh  ràng  buộc,  nghe  sinh  liền  nghĩ  là
           sinh, nghe nói Vô sinh lại chấp là không có sinh về nơi
           nào cả, đâu biết rằng sinh chính là Vô sinh, Vô sinh há
           lại ngại vì sinh? Vì không hiểu lẽ ấy, họ sinh lòng tranh
           chấp thị phi, khinh chê ngƣời cầu sinh Cực lạc, thật rất
                     146
           sai lầm!
                 Khi nói  các pháp vô  sinh hay  bất sinh  phải nên
           hiểu là các pháp đều do nhân duyên giả sinh, giả hợp,
           tuy có mà không thực chứ chẳng phải là không có. Bởi
           vì các pháp đều giả, không thật sinh diệt, nên mới nói
           là bất sinh, bất diệt, chứ chẳng phải là các pháp thƣờng
           tồn mãi mãi, chẳng hề biến dịch, bởi lẽ mọi sự vật đều
           vô ngã, vô thƣờng thay đổi từng sát na. Khi đề cập đến
           tính cách bất sinh, bất diệt của các pháp là muốn ám
           chỉ đến bản thể Chân Nhƣ thƣờng hằng. Nhƣng Lý lại
           không ngại Sự, mà Tính luôn luôn đi cùng với Tƣớng,
           nên cái lý Vô sinh hay Bất sinh không ngoài các pháp
           Sinh, Diệt mà có. Vì thế mà chẳng phải sinh về Tịnh độ
           mới  gọi  là  Vô  sinh,  hoặc  không  đƣợc  về  cõi  Tây
           phƣơng Cực lạc mới gọi là Tử, Diệt. Dùng tâm thanh
           tịnh ở cõi Ta bà mà hành Bồ Tát đạo, hay dùng tâm
           thanh tịnh ở cõi Tây phƣơng Cực lạc để tiến tu đến quả
           vị  Phật,  nào  có  khác  gì  nhau?  Ngƣời  trí  siêng  năng
           niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh Tịnh độ mà không



           146
              “Chƣ Phật… sai lầm”  Tịnh     quyết nghi luận, trang 12  - Hòa thƣợng
           Thích Thiền Tâm dịch.
           158
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164