Page 163 - NRCM1
P. 163

Đức Thanh

                 3- Giải nghi về không gian và thời gian
                 Hỏi: Thuyết vãng sinh ý nghĩa đã rõ ràng. Song về
           việc đó hàng học giả đời nay  trong ngàn muôn ngƣời,
           mấy ai đƣợc thông hiểu? Vì thế họ đều nghi rằng miền
           Cực lạc cách đây mƣời muôn ức cõi, lộ trình đã xa vợi,
           khi mạng chung làm sao có thể đến nơi? Chẳng biết Đại
           sƣ có phƣơng cách gì để thuyết minh việc ấy chăng?
                 Đáp: Mối nghi ấy thật đã vớ vẩn! Tôi đã nhiều lần
           nói ngoài tâm không độ, ngoài độ không tâm mà ông
           còn chƣa hiểu sau? Song việc ấy không chi khác, chỉ vì
           nhiều  ngƣời  đã  nhận  lầm  rằng  tâm  mình  thuộc  vào
           phạm vi nhỏ hẹp ở trong sắc thân. Họ đâu ngờ đó chỉ là
           vọng thức. Mà thật ra, chân tâm của mỗi ngƣời rộng rãi
           vô biên, bao trùm sa giới, đầy khắp thái hƣ. Cho nên
           mƣời phƣơng hƣ không vô cùng, hằng sa thế giới vô
           biên vô số, đều bị tâm ông bao trùm và đầy khắp tất cả.
           Xem thế thì biết mƣời muôn ức cõi chỉ ở trong tâm ta,
           kỳ thật rất gần, có chi là xa? Và khi mạng chung đƣợc
           vãng sinh, cũng chỉ sinh ở trong tâm ta, kỳ thực rất dễ,
           có chi là khó? Thập Nghi Luận nói: “Mƣời muôn ức
           cõi là đối với tâm lƣợng của hạng nhục nhãn phàm phu
           ở trong nẻo luân hồi mà nói đó thôi. Nếu đối với chúng
           sinh tịnh nghiệp thành tựu, thì tâm ở trong định khi lâm
           chung,  chính  là  tâm  thọ  sinh  về  Tịnh  độ,  vừa  động
           niệm  liền  đƣợc  vãng  sinh”.  Vì  thế  trong  Quán  Kinh
           nói: “Cõi nƣớc của Phật A Di Đà cách đây không xa.”

           Lại  nghiệp  lực  không  thể  nghĩ  bàn,  trong  niệm  liền
           đƣợc sinh về cõi Phật, không cần phải lo đƣờng lối xa
           xôi. Ví nhƣ ngƣời nằm mơ, thân tuy ở nơi giƣờng mà
           162
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168