Page 172 - NRCM1
P. 172
NHẬN RA CHÍNH MÌNH
THIỀN - TỊNH KHÔNG HAI
“Thiền cùng T nh đ vẫn không hai n u liễu hì
liễu cả mê hì cùng đồng mê.
Lời của Thiên Nhƣ Đại sƣ quả thật xác đáng. Bởi
chân tâm bao trùm hằng sa muôn pháp, bao hàm vô
biên quốc độ, nơi Thiền gọi là bản lai diện mục, nơi
Tịnh gọi là tự tánh Di Đà.
Kinh Lăng Nghiêm giảng: “Mƣời phƣơng hƣ
không sinh trong tâm ông nhƣ áng mây nổi giữa trời
xanh rộng lớn bao la, huống chi vô lƣợng thế giới ở
trong hƣ không ƣ?”. Cổ Đức cũng bảo: “Hằng sa pháp
ấy Bồ Đề đạo, nghĩ đến Bồ Đề cách vạn tầm!”
Vì chân tâm bao hàm muôn tƣợng nên nếu ngƣời
tu Thiền mà hiểu Thiền bằng lý không không, rồi bác
chẳng có Cực lạc, bác sự cầu xin, tất chƣa phải là
ngƣời hiểu Thiền. Sở dĩ ngài Thiên Nhƣ nhiều phen
cặn kẽ chỉ bày là để phá mối chấp không đó. Về phần
thể, chân tâm xán lạn bao trùm vô biên thế giới, gọi là
Thiền Tịnh độ và vô lƣợng thế giới ảnh hiện trong chân
tâm, tất cả đều tịch tĩnh nhƣ huyễn, gọi là Tịnh độ
Thiền. Về phần dụng, hành giả khi đã ngộ tánh bản lai,
rồi khởi lên bi nguyện tu những hạnh trang nghiêm cõi
Phật, thành tựu chúng sinh, gọi là Thiền Tịnh độ và
nếu dùng môn Tịnh độ để nhiếp hóa hữu tình trở về
chân tánh gọi là Tịnh độ Thiền.
Tóm lại, Thiền tức Tịnh độ, Tịnh độ tức Thiền.
Nếu bác Tịnh độ nghĩa là chƣa hiểu rõ Thiền, và bác
171