Page 180 - NRCM1
P. 180

NHẬN RA CHÍNH MÌNH

           trong nhà, hãy chú tâm thật kỹ vào mỗi bƣớc chân. Hoặc
           các động tác của tay khi lặt rau, rửa chén, lau nhà,… Mỗi

           khi để tâm hiện trú trong từng cử chỉ, hành vi ta thấy một
           sự tĩnh lặng, bình an, không còn trông chờ vào sự cứu rỗi
           ở tƣơng lai, cũng nhƣ sự day dứt, yêu-ghét do quá khứ
           tác  động.  Hơn  nữa,  khi  mà  sự  chú  tâm  một  cách  toàn
           triệt, không gián đoạn ngay ở  ây và  ây giờ ta nhận biết
           có  những  khoảng  hở  mà  tâm  tĩnh  lặng,  vô  niệm  cùng
           hiện  hữu  trong  dòng  chảy  tƣ  duy.  Dù  điều  kiện  môi
           trƣờng có nhiều tiếng ồn, thì vẫn có khoảng hở tĩnh lặng
           giữa các âm thanh. Lắng nghe những khoảng trống tĩnh

           lặng  này  cũng  là  biện  pháp  để  hiện  trú  trong  cái  “bây
           giờ”. Quay lại Kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo La Hầu La
           đánh một tiếng chuông, Phật hỏi A Nan có nghe không?
                  Ngài A Nan thƣa: “Dạ nghe!”
                  Khi tiếng chuông ngân dứt.
                  Phật hỏi A Nan có nghe không?
                  Ngài A Nan thƣa: “Dạ không nghe!”

                  Phật bảo: Ông lộn lạo, lầm cái tiếng làm cái nghe.
                  Thông thƣờng, con ngƣời là nhƣ thế, khi có tiếng,
           tâm duyên theo tiếng nên nói nghe. Khi không tiếng, thì
           không có cái gì để duyên nên nói không nghe. Thực ra có
           tiếng  chuông  thì  nghe  có  tiếng  chuông,  khi  không  có
           tiếng chuông, tâm vẫn nghe không có tiếng, chứ đâu phải
           không có cái nghe. Bởi vì tánh nghe lúc nào cũng hiện
           hữu thƣờng hằng, đâu có thiếu vắng lúc nào đâu và nó
           cũng đâu phải đợi suy nghĩ, hay chú ý rồi mới nghe. Âm


                                                                     179
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185