Page 181 - NRCM1
P. 181

Đức Thanh

           thanh thì có đến có đi, có sinh có diệt nhƣng tánh nghe
           thì đâu có đến, cũng đâu có đi, đâu có sinh ra rồi hoại

           diệt. Ngƣời ta chỉ duyên theo sự hoại diệt của âm thanh
           mà cho rằng không nghe, nên Phật bảo ông lộn lạo, lầm
           cái tiếng làm cái nghe. Thông thƣờng một âm thanh sinh
           ra, nó hiện hữu, ta nghe có âm thanh. Khi một âm thanh
           hoại diệt, nó nhƣờng chỗ cho sự tĩnh mịch, do nó không
           còn nổi bật lên trong cái nền không gian rỗng lặng của
           nó, ta không chú ý đến nó, nên nói là không nghe.
                 Vậy, muốn hiện trú trong cái bây giờ thì phải chú
           tâm tới khoảng hở giữa những cái động. Khoảng hở này

           sẽ nhƣờng chỗ cho một không gian tĩnh mịch, hãy lắng
           nghe cả cái tĩnh mịch này. Nhƣ khi ta hiện trú một cách
           khít khao vào sự chuyển động của hơi thở, kể cả khoảng
           trống rỗng lặng ở cuối chu kỳ thở ra lúc đang ngồi thiền,
           thì không lâu trong tâm sẽ hiện hữu một trạng thái an lạc.
           Hiện trú ở đây chỉ là sự nhận biết nó, nhƣng không có
           phán xét nó, hay phan duyên theo nó, giống nhƣ một tấm

           gƣơng  phản  chiếu  hình  tƣợng,  không  thêm,  không  bớt
           cũng không có ý lƣu giữ các vật.
                 Cũng có thể vận dụng sự hiện trú này khi niệm Phật
           theo hơi thở. Tâm hiện tiền trên từng chữ A-Di-Đà-Phật.
           Khi hít vào tâm thầm nhớ A-Di; Thở ra thầm nhớ Đà-
           Phật. Lúc thở ra sạch và chuẩn bị hít vào để tiếp tục một
           chu kỳ mới thì có một khoảng trống lặng, hãy chú tâm
           vào khoảng lặng này để các tạp niệm không cơ hội chui
           vào. Khi mà đã có sự chú tâm hiện trú nhƣ thế, thì tâm


           180
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186