Page 35 - NRCM1
P. 35
Đức Thanh
sự chấp thủ nhƣ vợ tôi, dẫn đến động thái, hành động
muốn sở hữu ngƣời mình yêu, sẽ tạo xúc cảm phiền
não cho chính mình. Nhƣng làm sao ở trong thế tục
mà không vƣớng mắc?
Trong Tịnh Đ Chỉ Quyết, có một cƣ sĩ hỏi thiền
sƣ: “Ngƣời tại gia suốt ngày phải đối mặt với vợ con,
quyến thuộc, mắt thấy tai nghe đều là việc chƣớng đạo.
Muốn cắt đứt hẳn thì phải xuất gia, nếu còn ở trong nhà
thì phải có phƣơng tiện khéo léo? Nay muốn đƣợc thầy
chỉ dạy.” Thiền sƣ trả lời: “Tu thiền hay tu tịnh chẳng
luận tại gia hay xuất gia, hãy xem nguyên nhân phát
tâm có chân thật hay không. Nếu phát tâm chân thật thì
ở nhà đoàn tụ với vợ con, quyến thuộc mà trí tuệ
thƣờng sáng suốt, không bị trở ngại. Xƣa nay mắt thấy
tai nghe những ngƣời tại gia đắc đạo rất nhiều, đâu cần
thiết phải xuất gia tham vấn, sau đó mới có thể học
đạo.” Thế nên phẩm Tịnh H nh trong Kinh Hoa
Nghiêm đã chỉ:
“Bồ Tát t i gia
Nên nguyện chúng sinh
Biết nhà tánh không
Khỏi sự ức ách.”
Nếu quả thật biết rõ bản chất của gia đình là rỗng
không, thì tất cả tùy duyên, chẳng sinh tâm tham luyến
vƣớng mắc. Khi bồng con, đùa với cháu, vui cƣời,
mắng giận đều đủ để khai phát bản tính, hỗ trợ cái nhìn
chân chính. Nhƣ thế đâu cần tại gia hay xuất gia. Còn
nếu ngƣời phát tâm không chân thật thì tại gia chẳng
34