Page 32 - NRCM1
P. 32

NHẬN RA CHÍNH MÌNH

           chấp thủ này làm cho chúng ta không thể thƣơng yêu
           con cái một cách trọn vẹn. Khi hiểu sự hình thành của
           gia đình, sự ra đời của con cái với mình là một nghiệp
           duyên, đã theo duyên thì không có tánh cố định, nên
           nói bản chất nó là rỗng không. Biết nó là rỗng không,

           thì hãy tùy duyên, hãy để con cái sống bằng con ngƣời
           thật, với khả năng thực sự của chúng; thay vì phải theo
           những mẫu ngƣời có s n mà ta đã áp đặt. Tôi nghĩ nhƣ
           thế này để tự an ủi: nếu ai cũng muốn con mình làm
           thầy,  vậy  thì  ai  làm  thợ,  ai  làm  công  nhân?  Hãy  để
           chọn lọc tự nhiên, nếu nó đủ năng lực thì làm thầy, còn
           chƣa thì làm thợ. Làm thầy, hay thợ mà làm tròn trách
           nhiệm là tốt rồi. Khi tôi buông xả những mong muốn
           về  sự  hoàn  hảo  của  con  cái;  tôi  thấy  dƣờng  nhƣ  dễ
           thông  cảm  với  nó  hơn,  nhận  thức  khách  quan  về  nó
           hơn. Thái độ cởi mở của tôi chắc từ từ sẽ làm cho con
           cái hiểu, thay vì chỉ biết phản ứng lại với sự dạy bảo.
                 Tình yêu trong hôn nhân cũng vậy, hai ngƣời còn
           yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, sống chung
           với nhau thì gọi là vợ của ta. Nếu có một biến cố nào
           đó, nhƣ ngƣời này không thỏa mãn đƣợc nhu cầu của
           ngƣời kia dẫn đến phải chia tay, thì danh từ vợ ta đi về
           đâu? Suy ngẫm về vấn đề này qua một câu chuyện thời
           Đức Phật còn tại thế.
                   Một hôm, vua Ba Tƣ Nặc hỏi Mạt Lợi phu nhân:
                 - Trên đời này ái khanh yêu ai nhất?
                   Bà đáp:
                 - Dĩ nhiên thiếp yêu bệ hạ nhất.


                                                                       31
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37