Page 39 - NRCM1
P. 39

Đức Thanh

                           BIẾT ƠN CHÚNG SINH


                 Khi có chén cơm để no lòng, manh áo để mặc cho
           ấm áp, nên nhớ đến công sức của các bác nông dân đã
           dầm mƣa dãi nắng cơ cực, cô thợ dệt lao động vất vả
           trong  xí  nghiệp  bất  kể  ngày  đêm…  Rồi  đến  những
           chúng sinh hữu tình khác (sâu bọ, côn trùng,..) phải hi
           sinh mạng sống để cho hạt lúa, sợi bông đƣa đến cho
           con ngƣời sử dụng đƣợc hoàn mãn. Nhìn kỹ lại, từ mỗi
           vật dụng đến kiến thức, kinh nghiệm ta có đƣợc trong
           đời sống này, đều là sự đóng góp, sự hi sinh của chúng
           sinh. Nếu có một mình ta trong trời đất này thì ta không
           thể tồn tại đƣợc, cái gọi là của ta không phải hoàn toàn
           là  do  ta  làm  ra  đâu,  ta  chỉ  là  một  phần  trong  chuỗi
           duyên sinh ra nó mà thôi. Con ngƣời tồn tại đƣợc do
           mang  tính  cộng  đồng,  ta  may  mắn  khi  có  việc  làm
           thuận lợi, thu nhập khá hơn, đời sống đầy đủ hơn. Hãy
           nên biết ta có đƣợc hạnh phúc nhƣ vầy là nhờ vào sự
           góp  sức  của  nhân  loại,  trong  đó  có  cả  những  chúng
           sinh bất hạnh hơn ta. Thế nên, khi ta có đƣợc một sự
           may mắn nào, thì ngoài việc thọ dụng vừa đủ, nên phát
           nguyện  san sẻ  một  phần  cho  những  chúng sinh  đang
           nghèo khó, nhƣ một sự hiến dâng.
                 Nhƣng tâm ta thƣờng có nhiều sự ngã chấp. Khi
           giúp đ  tài vật gì cho ngƣời khác, thì đôi lúc sâu thẳm
           trong tiềm thức của ta đã hình thành cái tâm lý người
           cho-k  nhận. Cái tâm lý này cho ta cảm giác thanh thản,
           thƣ  thái,…  trong  việc  làm  thiện,  thấy  mình  là  ngƣời
           cho, bên kia là kẻ nhận. Bên trong phần vi tế của tâm
           nhƣ thầm ƣớc định: kẻ nhận phải biết từ tốn, lễ độ, phải


           38
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44