Page 49 - NRCM1
P. 49
Đức Thanh
biết cái kia, biết đủ thứ nên gọi là sinh ra các duyên. Ví
dụ nó thấy bình hoa này, biết là bình hoa và khi ấy nó
chỉ nhớ cái bình hoa mà nó quên mất chính nó. Chính
chỗ đó là lầm, là mê, vì nó đồng hóa nó với bình hoa.
Khi không có bình hoa thì sao? Thì nó lo tìm cái khác
nhƣ cái đèn, cái bàn… để nó biết. Nó luôn tìm cái
duyên bên ngoài để biết. Tức là khi không có cái này
thì nó tìm cái khác để đồng hóa với nó, và khi mất các
23
duyên thì nó cho là đã mất nó vậy.
Ngƣợc lại, biết hết các duyên nhƣng mà không
theo các duyên để rồi quên chính nó. Ví dụ nhƣ nhìn
thấy bình hoa, biết bình hoa thì đó gọi là sinh các
duyên. Có duyên nhƣng vẫn không quên chính nó, tức
là không quên cái tính thấy hiện hữu nơi mình. Cho
nên làm sao giữ cho cái biết luôn luôn sáng ngời trong
duyên mà không để các duyên che mờ. Cho đến nghe
pháp mình cũng phải nghe trong sáng suốt, không phải
cứ lo chăm chú nghe tiếng thầy nói mà quên mất mình
lúc nào không hay, đó gọi là theo duyên mà bỏ sót
chính nó. Ở đây dù nghe tiếng thầy nhƣng vẫn không
quên chính mình thì mới là khéo biết nghe pháp, gọi là
24
nghe pháp mà không mất mình.
Chúng sinh bỏ sót cái sáng su t sẵn có này, tâm
dính mắc vào trần cảnh, tạo tác, gây nghiệp để rồi luân
hồi trong ba cõi, sáu đƣờng. Kinh nói ba cõi do vọng
23
“Vì sao… nó vậy” Con ường giác ng , trang 201, 202 - Hòa thƣợng
Thích Thông Phƣơng.
24
“Ngƣợc lại… mất mình” Con ường giải thoát, trang 77 - Hòa thƣợng
Thích Thông Phƣơng.
48