Page 47 - NRCM1
P. 47
Đức Thanh
trong sáu đƣờng, nhƣng tánh giác ấy luôn thanh tịnh,
chƣa từng ô nhiễm, chƣa từng sinh diệt. Nếu chúng
sinh biết xoay lại, dụng công tu hành, khi đủ nhân
duyên sẽ ngộ đƣợc bản tâm thanh tịnh này thì làm
Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật, vì công đức
sâu cạn, nên phẩm vị có cao, thấp.
Thiền sƣ Tổ Nguyên nói: “Chúng sinh chẳng ngộ
tâm tánh rộng lớn, không ở trong ngoài mà lại nhận
bóng dáng của trần cảnh. Lầm cho hƣ không bao nhục
thân, nhục thân bao nhục tâm, nhục tâm bao chân tánh,
rồi bị nhiều lớp cột trói và chấp cứng vào tham ái. Há
chẳng biết hƣ không, đại địa, muôn vật, rồi đến thân
tâm đều là những bóng dáng từ diệu minh chân tánh
của ta mà hiện ra. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Các duyên
hội hợp lại bị dao động bên trong, rong ruổi bên ngoài,
mờ mịt nhiễu loạn và tƣởng nhiễu loạn, tất cả cho là
tâm tánh. Một khi lầm cho là tâm rồi thì nhất định cũng
lầm cho bên trong sắc thân. Chẳng biết sự vật bên
ngoài, sắc thân cho đến núi sông, hƣ không, cõi đất,…
tất cả là vật trong diệu minh chân tâm cả”. Sợ e ông
chƣa ngộ, tôi xin nêu ra một ví dụ: Bản tánh nhƣ một
chiếc gƣơng lớn cùng tận pháp giới. Chân tâm mầu
nhiệm chiếu soi nhƣ ánh sáng trong chiếc gƣơng kia.
Núi sông cõi đất, sum la vạn tƣợng, cho đến nhục thân
cùng tâm thức, tất cả đều là bóng trong chiếc gƣơng.
Chúng sinh vì nhận bóng nên phải chìm đắm trong chín
cõi, bốn loài. Nếu nhận gƣơng thì trở về chân tâm
21
trong chớp mắt”.
21
“Chúng sanh… chớp mắt” V n pháp quy tâm lục, trang 86, 87 - Hòa
thƣợng Thích Đắc Pháp dịch.
46