Page 45 - NRCM1
P. 45
Đức Thanh
Tự tánh, tánh giác, bản lai diện mục, bồ đề niết
bàn,… cũng là cái thể chân nhƣ hay Phật tánh. Tự tánh
của chúng sinh là giác, không phải vô tri nhƣ cây đá,
nên gọi là tính giác. Tánh giác đó xƣa nay vốn không
tịch, không hình tƣớng, trong lặng nhƣ thái hƣ, chẳng
động chẳng tịnh, rỗng rang, không bờ mé, thƣờng trụ.
Không do nhân duyên mà có, không do năng sở mà
lập, không bị nhiễm ô, cũng không phải do tu chứng
mà đƣợc.
Thiền sƣ Hoàng Bá nói: “…Tâm này từ vô thủy
tới nay không từng sinh, không từng diệt, không xanh
không vàng, không hình không tƣớng, không thuộc
có không, không kể mới cũ, chẳng dài chẳng ngắn,
chẳng lớn chẳng nhỏ, vƣợt qua tất cả hạn lƣợng danh
ngôn dấu vết đối đãi, chính thẳng đó là phải, động
18
niệm liền trái.
Ví nhƣ hƣ không, không xen lẫn, không hƣ
hoại. Nhƣ vầng mặt trời soi bốn phƣơng thiên hạ.
Khi mặt trời lên, ánh sáng chiếu khắp cả thiên hạ,
hƣ không không từng sáng. Khi mặt trời lặn, bóng
tối che trùm thiên hạ, hƣ không không từng tối.
Cảnh tối sáng tự đuổi cƣớp nhau, tánh hƣ không
rỗng lặng chẳng đổi.” 19
* Thể tánh của tâm thì thƣờng hằng, trùm khắp
xƣa nay, tuy không biến hoại mà thƣờng tùy duyên.
18
“…Tâm này… trái” Truyền tâm pháp yếu, trang15 - Hòa thƣợng Thích
Thanh Từ dịch.
19
“Ví nhƣ… đổi” Truyền tâm pháp yếu, trang 28 - Hòa thƣợng Thích Thanh
Từ dịch.
44