Page 46 - NRCM1
P. 46

NHẬN RA CHÍNH MÌNH

                 Bản  tánh  nhƣ  bể  lớn,  nước  trong  lặng,  tùy  theo
           duyên gió mà tạo ra những lƣợn sóng sai khác, nhƣ sóng
           to-sóng  nhỏ,  sóng  cao-sóng  thấp,…  Sóng  thì  có  thiên
           hình vạn trạng, nhƣng sóng nào cũng là nước thôi.
                 Thiền sƣ Phổ Chiếu nói: “…Diệu thể Chân Nhƣ
           vốn không sinh diệt, diệu dụng tùy duyên nhƣ có sinh
           diệt. Từ thể sinh ra dụng nên dụng ấy chính là thể. Có
           gì là sinh diệt? Ngƣời đạt đạo tức là chứng chân thể,
           nên sự sinh diệt kia có can hệ gì? Nhƣ nƣớc lấy tánh
           ƣớt  làm  thể,  sóng  mòi  làm  dụng.  Tánh  ƣớt  nguyên
           không sinh diệt, nên tánh ƣớt trong sóng mòi nào có
           sinh diệt ƣ? Nhƣng sóng lìa tánh ƣớt cũng không riêng
           có, nên sóng cũng không sinh diệt. Ngƣời xƣa nói khắp
           cõi nƣớc là mắt của sa môn, khắp cả nƣớc là già lam,
           khắp mọi nơi là chỗ an thân lập mệnh của ngƣời ngộ
           lý. Ngƣời đạt chân tâm thì tứ sinh lục đạo một chút liền
                                                            20
           tiêu tan. Sơn hà đại địa đều là chân tâm…”.
                 * Thể tánh của tâm là thanh tịnh, sáng suốt, không
           bị biến hoại, tuy không biến hoại mà hay tùy duyên.
                 - Theo duyên ngộ tịnh thì làm Thanh Văn, Duyên
           Giác, Bồ Tát, Phật, vì công đức sâu cạn, nên phẩm vị

           có  cao,  thấp. Thể  tánh  (tánh  giác)  này  bất  sinh  bất
           diệt, trùm khắp thái hƣ, cái gì dù lớn đến đâu cũng
           không  có  ngoài  nó  đƣợc,  cái  gì  nhỏ  đến  đâu  cũng
           không có trong nó đƣợc. Tánh giác này thƣờng hay
           tùy duyên hiển hiện khắp ở mọi loài trời, ngƣời, a tu
           la, ngạ quỷ, súc sinh. Mặc dù theo duyên lƣu chuyển


           20
              “Diệu  thể…  tâm”  Chân  tâm  trực  thuyết,  trang  43  -  Hòa  thƣợng  Thích
           Thanh Từ dịch.
                                                                       45
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51