Page 55 - NRCM1
P. 55

Đức Thanh

           cứ  trên  mặt  dụng  của  tâm  để  mà  luận. Tâm  vô  phân
           biệt  là  thể,  thức  thuộc  hữu  phân  biệt  là  dụng.  Tâm
           thuộc  phần  chân,  thức  thuộc  phần  vọng.  Theo  luận
           thuyết này thì:
                 - Thức A lại da (Tàng thức) hàm chứa những công
           năng  (chủng  tử)  sinh  ra  các  pháp,  rồi  biến  ra  tướng
           phần căn thân và thế giới. Tuy không có hình tƣớng gì
           có thể thấy đƣợc, song tất cả các pháp đều từ đó sinh ra
                                                                     33
           cho nên gọi cái công năng vô hình này là chủng tử.
                 Chủng tử đƣợc hiểu nhƣ một năng lực tiềm tàng
           ẩn chứa bên trong. Nhƣ hạt giống lúa thì ẩn chứa khả
           năng sinh ra chồi lá cây lúa. Cũng nhƣ ngƣời biết viết
           chữ, khi chƣa viết chữ công năng đó ẩn núp trong bộ
           não không thấy đƣợc, đến khi cầm bút viết chữ thì cái
           khả năng ấy mới hiện hành.
                 - Chủng tử sinh ra Thức: Chúng sinh khi mới thọ
           sinh,  đều  y  ở  Thức  A  lại  da  mà  lần  lần  tƣợng  thành
           năm căn gồm mắt, tai, mũi, lƣ i và thân, cho đến khi ra
           khỏi thai. Vì cái tác dụng của mỗi Thức không đồng
           nên có thể phân ra làm tám loại. Phàm mỗi một Thức
           nào khi sinh ra, đều do chủng tử từ trong Thức A lại da
           mà sinh cả. Nhƣ khi mắt xem hoa, thì có một chủng tử
           (hạt giống) từ trong Tạng thức khởi ra hiện hành, làm
           cho con  mắt có tác dụng  thấy hoa, gọi là Nhãn thức
           (cái biết của mắt). Khi tai nghe tiếng, thì có một chủng
           tử từ trong Tạng thức khởi ra hiện hành làm cho lỗ tai
           có  tác  dụng  nghe  tiếng  gọi  là  Nhĩ  thức  (cái  biết  của
           tai).  Khi  mũi  ngửi  mùi  thì  có  một  chủng  tử  từ  trong


           33
             “Thức A lại da… chủng tử” Duy Thức Học, trang 190 - Hòa thƣợng Thích
           Thiện Hoa dịch.
           54
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60