Page 157 - NRCM2
P. 157

NHẬN RA CHÍNH MÌNH - QUYỂN II                                                                                                     ĐỨC THANH


           ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham                          Pháp môn này để soi sáng từng niệm khởi, biết chúng không
           nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí, vị ấy                  có thật thể, nên không có tâm dính mắc, sinh diệt theo duyên.
           biết rõ sanh tử đã tận, việc làm đã xong… không còn sanh trở                           + Trong quyển An Bình Tĩnh Lặng Thiền sư Ajahn Chah -
           lại đời nào khác nữa. 105                                                         Bình Anson Việt dịch có đoạn ghi:  “…Những ai cẩn thận canh

               Nên biết: “… bản chất của tâm là tự thức. Tự thức có nghĩa                    chừng tâm sẽ được thoát khỏi cạm bẫy của Ma vương (Mara).
           là ý thức được những sự biến hiện của ý thức, hoặc ý thức được                    Tuy nhiên, cái tâm hay biết đó cũng là tâm, vậy thì ai đã theo
           các ấn tượng nhận được hay các hình ảnh do ý thức nhận bắt                        dõi và quan sát tâm? Ý kiến này có thể làm bạn rối rắm vô cùng.
           được. Ý thức được sự biến hiện này là một kinh nghiệm tuyệt                       Tâm là một sự việc, sự hay biết lại là một sự việc khác; và tuy
           đối, thuần túy trong đó không có chủ thể “năng tri” hoặc khách                    vậy sự hay biết đó lại bắt nguồn tại chính nơi tâm ấy. Biết được
           thể “sở tri”, năng tri và sở tri đã hợp nhất vào một thực thể                     tâm có nghĩa là gì? Khi chạm trán với tình cảm, khí sắc, thì ra
           của “cảm thức thuần túy”. Trong cái “cảm thức thuần túy” này                      sao? Khi các tình cảm phiền não vắng bặt, thì như thế nào? Cái
           không có chỗ cho sự lưỡng phân của nhị nguyên luận. Tự thức                       gì biết được các sự kiện trên xảy ra như thế nào, cái đó được gọi
           thuần túy thì thực sự và thực nghiệm có tính chất bất nhị, như                    là “sự hay biết”. Sự hay biết rất bén nhạy theo sát tâm, và chính
           các hiền triết của Phật giáo và các tôn giáo khác đã chứng thực                   từ nơi sự hay biết đó mà trí tuệ khởi sinh ra. Tâm là cái gì đã suy
           cách đây nhiều thế kỷ. Tự thức (bản chất của tâm) không phải                      nghĩ, tư duy và vướng víu vào các tình cảm, hết tình cảm này
           là tác năng của trí thức, mà là chính tri thức trong hình thức                    đến tình cảm khác - giống in hệt như con trâu của ta. Hễ nó

           chân thật nhất của nó.”  106                                                      lang thang đi đâu, hãy có mắt canh chừng nó. Làm sao mà nó
                                                                                             vọt đi khỏi? Nếu nó bén mảng đến gần ruộng mạ non, hãy hét
               * Do cái biết thấu qua được mọi trạng thái của các tâm sở
           như: tham, sân, si, nghi, mạn, tà kiến,…  Biết  rõ chúng có mặt                   to lên. Nếu nó chẳng chịu nghe, cầm roi đánh nó. «Đét!» Đó
                                                                                                                                         107
           hay không có mặt trong tâm, các pháp này là do thấy chúng với                     là cách mà bạn đánh bại được sự khát vọng.
           trí tuệ nên được biết và Phật đã xác chứng “Đây chính là pháp                          + Thiền sư Mã Tổ nói: “…Phàm khi thấy sắc đều là thấy
           môn” trong bài kinh “Có pháp môn nào”. Chúng ta thực hành                         tâm. Tâm chẳng tự tâm, nhơn sắc mà có. Ông chỉ thời thời nói
                                                                                             năng, từ sự mà bày lý, đều không chỗ ngại. Đạo quả Bồ Đề cũng
           105  “Phật bảo… khác nữa” Thiền Tông Đốn Ngộ,  trang 134-135,  Hòa thượng
           Thích Thông Phương,  Nxb Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2008.
           106  “…bản chất… của nó” Thiền Đạo Tu Tập, trang 75, Chang Chen Chi- Như          107  “Những ai…khát vọng” An bình tĩnh lặng, trang 110-111, Ajahn Chah-
           Hạnh dịch, Nxb Tổng phát hành Hiện Đại 1972.                                      Bình Anson, Nxb Tôn giáo 2005.


                                        156                                                                                157
   152   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162