Page 106 - Phẩm Tam Quốc
P. 106
Đó là sách lược chính xác. Trước hết, đẩy Tào Tháo vào chỗ bất nghĩa, thế
là “có lý”; lấy mạnh đánh yếu, lấy nhàn đánh mệt, thế là “có lợi”; từng bước
lập trại, tuân tự nhi tiến, thế là “có tiết”. Nhưng Thẩm Phối và Quách Đồ lại
phản đối. Có thể Thẩm Phối đã hồ đồ; Quách Đồ chỉ là bợ đỡ. Quách Đồ biết
rõ Viên Thiệu chỉ vì cái lợi trước mắt mà muốn đánh gấp, nên tự cho mình là
cao siêu, rồi cùng Thẩm Phôi nói, binh pháp cho hay, bên ta gấp mười địch
thì có thể bao vây, gấp năm lần thì tấn công, ngang nhau có thể đánh một trận
(mười thì bao vây, năm thì tấn công, ngang nhau có thể đánh). Như chúa
công uy vũ, có quân hùng mạnh tiêu diệt một kẻ nhỏ nhoi như Tào Tháo,
chẳng phái dễ như trở bàn tay sao? Lúc này không làm ngay e về sau sẽ
không kịp. Rõ ràng đây là lời khoa trương nói khống để nhỡ việc nước, nói
không thực chất, vì vậy Thư Thụ không thể không bài xích với những lời nói
có phần nặng nề.
Thư Thụ nói, bình định động loạn, tiêu diệt tàn bạo, là “nghĩa binh” (cứu
loạn diệt bạo là nghĩa binh). Cùng binh độc võ, ỷ thế ép người, là “kiêu binh”
(lấy mạnh ép người là kiêu binh). Nghĩa binh đánh đâu thắng đó (nghĩa binh
vô địch), kiêu binh thì tất bại (kiêu thì bị diệt). Lúc này thiên tử ở Hứa, “cất
quân đến miền nam là trái nghĩa” Huống hồ Tào Tháo pháp kỷ nghiêm minh,
sĩ tốt tinh nhuệ, đâu như Công Tôn Toàn ngồi chờ chết? Lấy kiêu binh đánh
nghĩa binh là điều bất lợi; không có lý gì để lấy vô danh đánh hữu danh. Nếu
không tính đến sách lược, chỉ nghĩ đến công lợi trước mắt là thất sách. Vì vậy
Thư Thụ nói: “Vứt bỏ kế vạn an, dấy quân vô danh, trộm lấy làm lo sợ về
điều đó”.
Thư Thụ nói tới điều rất cơ bản. Chúng ta đều biết chiến tranh là sự kế tục
của chính trị. Vì vậy, sự thành bại trong chiến tranh không chỉ ở lực lượng
quân sự mạnh hay yếu. Điều khiển trong trướng mà thắng lợi ngoài ngàn
dặm, cũng không thể chỉ nghĩ đến thực lực (thắng hay bại, không chỉ ở mạnh
hay yếu) mà phải nghĩ xem, về chính trị đã chính xác chưa, về đạo nghĩa đã
hợp lý chưa. Như Viên Thiệu, khởi binh bất nghĩa, ra quân vô danh lẽ nào lại
không thất bại? Tiếc ]à Viên Thiệu lại không hiểu điều đó, nghe theo Quách
Đồ, nói mạnh để át lý, kết quả, về chính trị, về đạo nghĩa đều thua Tào Tháo,
về mặt chiến lược, chỉ vì cái lợi trước mắt, muốn đánh gấp, muốn hư danh bỏ
qua thực tế) đương nhiên là vỡ đầu sứt trán. Có thể nói, thất lợi về chính trị,
thất lý về đạo nghĩa, thất sách về chiến lược đều là những nguyên nhân quan
trọng khiến Viên Thiệu thất bại.
Về mặt chỉ huy, Viên Thiệu cũng mắc sai lầm. Từ đầu đã trúng ngay kế