Page 107 - Phẩm Tam Quốc
P. 107
giương đông kích tây của Tào Tháo, không giữ Bạch Mã mà cho quân chi
viện Diên Tân, là một; sau khi Tào Tháo đưa quân về Quan Độ, Viên Thiệu
không nghĩ là Tào Tháo lấy lui để tiến, lấy thủ để công, lại cho quân đến
Quan Độ, là hai; trong giai đoạn kình địch, lại phái Lưu Bị và Lưu Tích đến
quấy nhiễu vùng ngoài Hứa huyện, không nghe theo Hứa Du đi ép thiên tử, là
ba; lúc Tào Tháo tập kích Ô Sào, lại nghe theo Quách Đồ, phái khinh binh đi
cứu Ô Sào, phái trọng binh tiến đánh Quan Độ, là bốn. Có thể nói, Viên
Thiệu đã phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác trong lúc chỉ huy. Kết cục
của trận chiến Quan Độ nói là do Tào Tháo dụng binh như thần không bằng
nói là do Viên Thiệu quá ư ngu xuẩn. Người xưa nói, lính tồi chỉ mất một,
tướng kém thì chết cả lũ. Chủ soái sai lầm lại sai lầm, chiến tranh chỉ có bại.
Viên Thiệu vốn không phải là tướng tài, đó là nguyên nhân cơ bản mắc sai
lầm trong chỉ huy. Kể về đặc điểm của Viên Thiệu, Tuân Úc nói ‘Thiệu trì trệ
ít quyết, dễ mất thời cơ”; nghĩa là nhìn việc chậm, phản ứng chậm, mềm yếu
không quyết luôn để mất thời cơ. Ngược lại, Tào Tháo “quyết ngay việc lớn,
ứng biến không cùng”, có thể quyết ngay việc lớn, tùy cơ ứng biến. Tam
quốc chí – Vũ đế kỷ nói, tháng giêng năm Kiến An thứ V (năm 200), đêm
trước khi trận chiến Quan Độ mở màn, Tào Tháo lo việc đánh Lưu Bị. Lúc đó
mọi người nói, người tranh giành thiên hạ với minh công chẳng phải là Viên
Thiệu sao? Vì đâu minh công lại đánh Lưu Bị? Tào Tháo nói, Lưu Bị mới là
hào kiệt. Nên diệt đi để trừ hậu họa. Mọi người lại nói, quân Viên đang áp
cảnh, chúng ta đi đánh Lưu Bị, Viên Thiệu đem quân vòng ra phía sau chúng
ta thì sao? Tào Tháo nói cứ yên tâm! Viên Thiệu “tuy có chí lớn nhưng giải
quyết việc chậm”, hắn sẽ chẳng làm gì. Quả nhiên, cho tới khi Tào Tháo đánh
Lưu Bị xong, bắt sống Quan Vũ và vợ con Lưu Bị giải về đến Quan Độ, Viên
Thiệu vẫn yên ắng. Theo Tam quốc chí – Viên Thiệu truyện, khi đó, Điền
Phong nói, nên thừa cơ tập kích Tào Tháo. Viên Thiệu nói, con nhỏ đang
bệnh, để không chịu xuất quân. Điền Phong tức giận, giậm chân nói, cơ hội
ngàn năm mới có! Sao lại nói là con ốm!
Một nguyên nhân khác dẫn tới chỉ huy sai lầm là dùng người không thỏa
đáng. Dưới trướng Viên Thiệu có rất nhiều nhân tài. Nhan Lương, Văn Sú có
dũng. Điền Phong, Hứa Du có mưu, Thư Thụ, Quách Đồ có trí, Thẩm Phối,
Phùng Kỷ tận trung, cho nên Khổng Dung mới quả quyết rằng Tào Tháo
không phải là đối thủ. Theo “Tam quốc chí – Tuân Úc truyện”, Khổng Dung
từng nói với Tuân Úc “Điền Phong, Hứa Du, những người mưu trí, lập kế cho
Thiệu; Thẩm Phối, Phùng Kỷ, những người tận trung, làm việc cho Thiệu;
Nhan Lương, Văn Sú, đứng đầu ba quân, thống binh cho Thiệu, thực khó