Page 112 - Phẩm Tam Quốc
P. 112
của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Viên Thiệu truyện, ngay trong lúc
hài cốt của Viên Thiệu chưa được chôn cất (thi thể chưa chôn) thì bà vợ của
Viên Thiệu là Lưu thị đã cho giết toàn bộ năm người thiếp yêu của Viên
Thiệu, nói là năm con hồ li tinh này đã hại chết chồng bà ta. Không chỉ giết
mà còn đập nát mặt năm cô gái đó, để khi xuống cửu tuyền không còn tiếp
tục mê hoặc Viên Thiệu. Viên Thượng còn giúp Trụ làm chuyện bạo ngược,
giúp mẹ giết cả nhà năm người đàn bà đó. Tào Tháo thì khác hẳn. Lúc bại
trận tự xem xét mình, lúc thắng trận thì cảm tạ người khác. Phu nhân của Tào
Tháo cũng rất đôn hậu. Theo chú dẫn Ngụy lược của Bùi Tùng Chi trong
Tam quốc chí – Hậu phi truyện, nhân lúc Tào Tháo ra ngoài. Biện thị thường
cho đón Đinh phu nhân – người đã li dị với Tào Tháo, đến ở, đối xử như với
thiếp của chồng, những lúc khác, thường cho người thăm hỏi, mang đến biếu
quần áo, thức ăn. So sánh Tào Tháo và Viên Thiệu, giữa những người vợ của
họ, chẳng phải đã rõ ai nên thắng ai nên thua rồi sao?
Đúng vậy, hưng vong là ai, thắng bại chẳng phải vô có. Lúc này nhìn tại,
Tào Tháo thắng lợi, Viên Thiệu thất bại, phải nói là thắng bại có cớ. Thực tế
thì sự khác biệt cao thấp giữa Tào và Viên đã hiện rõ từ rất sớm. Theo Tam
quốc chí – Vũ đế kỷ, ngay từ lúc khởi binh đánh Đổng Trác, Viên Thiệu đã
từng hỏi Tào Tháo, nếu đánh Trác không xong thì ông nói xem chúng ta nên
dựa vào nơi nào, lây đâu làm căn cứ (nơi nào là cứ)? Tào Tháo hỏi lại, ý túc
hạ thế nào? Viên Thiệu trả lời, nam dựa vào Hoàng Hà, bắc chiếm Yên Đại
(nay là vùng bắc bộ Hà Bắc và vùng đông bắc Sơn Tây), kiêm lĩnh Nhung
Địch (chỉ Ô Hoàn), tiến xuống phía nam giành thiên hạ, có thể sẽ thành công
chăng? Tào Tháo cười thầm và nghĩ, nếu là vô dụng thì tránh đi đâu cũng chỉ
là vô dụng. Tháo thủng thẳng nói, theo ta, nên dùng những người trí năng
trong khắp thiên hạ, thống soái họ bằng chính đạo, chính nghĩa thì chẳng có
việc gì mà không thành (ta dùng trí lực trong thiên hạ, lấy đạo mà xử sự thì
việc gì cũng thành).
Ở đây Tào Tháo lợi dụng từ hội Hán ngữ có nhiều nghĩa nói lên những
hiểu biết về chính trị khác nhau giữa Viên Thiệu và mình. Viên Thiệu hỏi
“nơi nào và đâu là cứ”, hai chữ “nơi nào” có thế hiểu là vị trí địa lý, cũng có
thể hiểu là điều kiện chính trị; cứ, có thể hiểu là cứ điểm, cũng có thể hiểu là
bằng cứ. Như vậy, lời nói của Tào Tháo có thể hiểu là: chỉ cẩn dựa vào chính
nghĩa và nhân tài thì bất cứ đâu cũng đều là căn cứ địa. Rõ ràng, Tào Tháo
hiểu biết nhiều hơn Viên Thiệu nhiều. Về sau, đây cũng là thái độ của Tào
Tháo và Viên Thiệu lúc tranh giành ở Trung Nguyên: cậu dùng con bài quân
sự địa lý, mình dùng con bài chính trị nhân tài, anh em ta cùng chơi thử xem!