Page 111 - Phẩm Tam Quốc
P. 111

thì hết đường.

                  Viên Thiệu ngu xuẩn, cố chấp và bừa bãi, nói ra là ba nhưng chỉ là một.
               Viên Thiệu vì làm liều nên mới bảo thủ, vì bảo thủ mới ngu xuẩn lại vì ngu
               xuẩn nên mới bừa bãi. Viên Thiệu xuẩn ở chỗ không tự biết mình. Vì không
               tự biết mình, Thiệu mới làm bừa, cho rằng mình là thiên hạ vô địch, vì vậy

               mới ngu xuẩn. Vì ngu xuẩn mới cho rằng quyết sách của mình là anh minh,
               vì vậy mới bảo thủ. Vì bảo thủ, Thiệu không nghe bất kỳ ai, nên mới thất bại.
               Có thể nói, Viên Thiệu thất bại là thất bại ở cách làm người, và cũng do tính
               cách đặc biệt nên mới dẫn tới thất bại ở cách làm người.

                  Tính cách đặc trưng của Viên Thiệu là nội tâm phân liệt, Tuân Úc nói Viên
               Thiệu “ngoài khoan dung, trong nghi kỵ, dùng người nhưng chưa tin tưởng.
               Tam quốc chí lại nói “ngoài khoan hùng” có hạn chế, buồn vui không để lộ,
               trong lòng luôn nghi kỵ”. Cũng là nói, con người Viên Thiệu, bề ngoài thì
               văn vẻ hòa nhã, khoan dung đại lượng, dáng dấp phong độ, kỳ thực lòng dạ

               đen tối. Không muốn người khác phong quang hơn, thông minh hơn, chính
               xác hơn. Viên Thiệu đánh Tào Tháo vì Tháo phong quang hơn; Viên Thiệu
               giáng chức Thư Thụ vì Thư Thụ thông minh hơn. Theo chú dẫn Tiên hiền
               hành trạng của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí – Viên Thiệu truyện, sau
               khi bại trận ở Quan Độ, tướng sĩ của Viên Thiệu, đấm tay vào ngực, khóc lóc
               rơi lệ mà rằng, nếu có Điền Phong ở đây, chúng ta đâu đến đoạn thế này.

               Viên Thiệu cũng thấy mất hết sĩ diện, mới hỏi Phùng Kỷ về thái độ của Điền
               Phong. Phùng Kỷ nói, ờ trong ngục Điền Phong vui mừng vì hoạn nạn, đã vỗ
               tay cười ầm lên, nói là mình liệu việc như thần. Kết quả, việc làm trước hết
               của Viên Thiệu lúc về tới Nghiệp Thành là giết Điền Phong.

                  Dù không có lời gièm của Phùng Kỷ thì Điền Phong cũng phải chết. Theo
               Tam quốc chí – Viên Thiệu truyện, lúc bè bạn đến chúc mừng Điền Phong,
               “Ngài  sẽ  được  trọng  dụng”.  Điền  Phong  trả  lời  là  “nếu  quân  có  lợi,  ta  sẽ
               sống; nay quân bại, chắc ta phải chết”. Điền Phong hiểu quá rõ về con người
               Viên Thiệu. Nếu Viên Thiệu thắng trận thì trong lòng sẽ vui sướng, còn có
               thể phóng thích Điền Phong ra khỏi ngục, để tỏ rõ sự khoan dung đại lượng,

               lại nữa, muốn lấy “ý kiến của người này” để chứng minh sự sáng suốt vĩ đại
               của mình. Một khi thất bại thì vừa xấu hổ vừa bực tức, nhất định phải trút
               giận lên đầu người khác, lấy đầu người khác cho hả giận, giết người chính
               xác hòng che giấu lỗi lầm của mình. Một người như vậy thực không ra cái
               giống gì!

                  Ngay cả bà vợ của Viên Thiệu cũng chẳng ra gì. Theo chú dẫn Điển luận
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116