Page 154 - Phẩm Tam Quốc
P. 154
§15. MẮT TINH ĐÃ THẤY
Nếu như Lưu Bị là một câu đố thì Gia Cát Lượng cũng là một câu đố. Hình
như thượng đế đã tạo ra Gia Cát Lượng riêng cho Lưu Bị, hình như Gia Cát
Lượng luôn luôn chờ đợi tiếng gọi của Lưu Bị. Vậy cuối cùng Gia Cát Lượng
là người như thế nào, vì sao Gia Cát Lượng lại nặng tình với Lưu Bị, Gia Cát
Lượng đã nhìn thấy gì trong con người Lưu Bị?
Tập trước đã nói, lúc các lộ anh hùng lần lượt đăng đàn, mưu sĩ lần lượt
xuống núi thì Gia Cát Lượng vẫn ẩn mình ở Long Trung, không vội thể hiện
phong thái. Gia Cát Lượng đang lặng lẽ chờ đợi tiếng gọi của Lưu Bị. Trong
số chư hầu, Gia Cát Lượng ưng nhất Lưu Bị, Lưu Bị có gì làm xúc động Gia
Cát Lượng, vì sao Gia Cát Lượng vừa nhìn đã ưng ngay Lưu Bị?
Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải xem lúc trẻ Gia Cát Lượng là người
thế nào?
Gia Cát Lượng anh tài từ nhỏ lại đẹp trai Dâng biểu Gia Cát Lượng tập của
Trần Thọ nói “ít có nhân tài như vậy, có khí anh bá, thân cao tám thước, dung
mạo khôi vĩ khác hẳn người thường”. Về thân thế sử sách ghi không nhiều.
Chúng ta chỉ biết Gia Cát Lượng là con côi, được người chú là Gia Cát
Huyền nuôi dưỡng thành người. Gia Cát Huyền thân tình với Lưu Biểu, Gia
Cát Lượng cùng theo chân đến Kinh châu. Sau khi Gia Cát Huyền qua đời,
Gia Cát Lượng liền “theo nghề cầy cấy” ở Long Trung. Long Trung là mảnh
đất Tương Dương và Nam Dương tranh giành nhau. Nghe kể từ thời nhà
Thanh, Cố Gia Hành người Tương Dương được phái đến làm Tri phủ Nam
Dương. Thế là có người ở Nam Dương muốn ngài tri phủ Nam Dương vốn
người Tương Dương phải cho biết rốt cuộc Long Trung là của người Tương
Dương hay Nam Dương. Cố không biết nói thế nào vì không muốn phải đắc
tội với cả hai bên, đành chọn một câu đối nói: Tâm tại triều đình, bất kể là
tiền chủ hậu chủ; danh cao thiên hạ, hà tất nói Tương Dương Nam Dương”,
mới giải được “vụ kiện” đó. Kỳ thực vị trí địa lý Long Trung ở ngoài thành
Tương Dương hai mươi dặm; khu vực hành chính lại thuộc huyện Đặng quận
Nam Dương, nên nói là thuộc Tương Dương hay Nam Dương đều đúng.
Huống chi lúc đó Tương Dương và Nam Dương đều thuộc Kinh châu, nói
chung là không có vấn đề gì.
Sau khi đến Long Trung, Gia Cát Lượng vừa cày ruộng vừa đọc sách. Gia
Cát Lượng từng nói trong Xuất sư biểu. “Thần là người áo vải, cày cấy ở
Nam Dương, chỉ mong giữ toàn được tính mạng trong thời loạn, không cầu