Page 16 - Phẩm Tam Quốc
P. 16
[*]
Phần 1. NGỤY VŨ VUNG ROI
§1. TÀO THÁO THẬT GIẢ
Trung Quốc thông sử của Phạm Văn Lan ghi giai đoạn từ thời Hán Hiến đế
niên hiệu Sơ Bình năm đầu (năm 190) đến thời Tấn Vũ đế niên hiệu Thái
Khang năm đầu (năm 280) là “Thời kỳ chia cắt” trong sử Tam Quốc thời
Đông Hán. Nói về “Tam Quốc” là nói về giai đoạn lịch sử này,; và nhân vật
nổi nhất trông đó là Tào Tháo – người đã sáng lập nên nhà Ngụy. Từ hàng
ngàn năm nay Tào Tháo chịu nhiều lời phê bình tố xấu khác nhau, là nhân vật
được bình luận sôi nổi ngay khi chưa đậy nắp quan tài. Với Tào Tháo có
nhiều cách nói cách bình luận, có nhiều ý kiến khác nhau, thực hiếm thấy,
hình tượng dân gian của Tào Tháo lại càng tệ. vậy, con người thực của Tào
Tháo trong lịch sử là thế nào?
Nói đến Tam Quốc thì trước hết phải nói về Tào Tháo. Hình tượng trong
lịch sử của Tào Tháo không hay lắm, nói khách khí là “gian hùng”, không
khách khí là “gian thần”, thậm chí là “gian tặc”. Nhưng Lỗ Tấn lại coi Tào
Tháo là anh hùng. Trong bài Quan hệ giữa Ngụy Tấn phong đọ và văn
chương với thuốc và rượu, Lỗ Tấn nói: “Tào Tháo là người rất có bản lĩnh,
chí ít cũng là một anh hùng. Tôi không cùng cánh với Tào Tháo, nhưng rất
khâm phục Tào Tháo”.
Ở đây có ba cách đánh giá và ba hình tượng: anh hùng, gian hùng, gian tặc.
Vậy cách đánh giá nào là chính xác nhất?
Nên phải làm rõ con người thực Tào Tháo trong lịch sử và là người như thế
nào. Thực không dễ dàng. Lỗ Tấn nói, đọc Tam quốc diễn nghĩa, xem Kịch
Tam Quốc “không phải là cách bình xét Tào Tháo chân chính”. Tin tưởng
nhất vẫn là lịch sử. Lỗ Tấn lại nói: “ghi chép và đánh giá trong sử sách có lúc
không tin được, rất nhiều chỗ không tin được, vì thông thường thì triều đại
nào dài hơn sẽ có người tốt hơn, triều đại nào ngắn ngủi thì gần như không có
người tốt”. Những năm tháng của Tào Ngụy lại rất ngắn, vì vậy Tào Tháo
“không tránh khỏi bị người triều sau bêu xấu”.
Lời xấu nói nhiều biến thành thành kiến. Thành kiến được truyền đi từ đời
này sang đời khác, tích tụ lại thành điều khó bỏ. Cụ thể với Tào Tháo, sự việc
thêm phức tạp. Bởi vì hai cuốn Tư trị thông giám và Tam quốc diễn nghĩa có
ảnh hưởng lớn nhất, coi họ Tào chẳng hay ho gì. Không riêng Tam quốc diễn
nghĩa coi Tào Tháo là “Quốc tặc”, trong quá trình biên soạn Tư trị thông
giám cũng đã lược bỏ không ít những sử liệu có lợi cho Tào Tháo. Rõ ràng