Page 15 - Phẩm Tam Quốc
P. 15

tượng văn học và hình tượng dân gian. Chúng tôi hy vọng qua ba việc đó,

               chúng ta có thể hiểu được Tam Quốc.
                  Đó là việc làm chẳng dễ dàng gì.

                  Lịch sử có ba hình tượng thì đọc lịch sử cũng có ba cách. Đọc lịch sử trên
               lập trường của người xưa, Tiền Mục gọi là “ý kiến lịch sử”; đọc lịch sử trên
               lập trường ngày nay, Tiền Mục gọi là “ý kiến thời đại”; đọc lịch sử trên lập
               trường của mình, là “ý kiến cá nhân”. Bất kỳ ai nói về lịch sử đều phải nói tới

               ba loại ý kiến đó. Cuối cùng “Sông lớn chảy về đông, sóng trôi hết những
               nhân vật phong lưu của ngàn xưa”. Nhân vật và sự kiện có huy hoàng đến
               mấy, cũng chỉ lưu lại những ấn tượng mơ hồ, mặc cho người đời bình luận.
               Lời của Trương Thăng: “bao việc hưng phế của Lục triều, sẽ thành lời tiều
               ngư lúc nhàn rỗi”, Thực tình “thành lời tiều ngư lúc nhàn rỗi”, đâu chỉ có
               “việc hưng phế của Lục triều” mà bao gồm mọi chuyện trong lịch sử. Đúng là
               “một bình rượu nhạt vui lúc gặp mặt, xưa nay bao chuyện, đều thành lời đàm

               tiếu”.
                  Từ nay trong các tiết mục, chúng ta sẽ thêm vào vài phần đàm tiếu để bình
               đọc Tam Quốc. Vậy, nên bắt đầu từ đâu? Theo tôi, nên bắt đầu từ hình tượng

               lịch sử, hình tượng văn học, hình tượng dân gian phức tạp nhất, nhiều điểm
               khác nhau, được mọi người bàn luận nhiều nhất, đẻ họ đưa chúng ta vào một
               giai đoạn lịch sử hoành tráng mà phức tạp!
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20