Page 169 - Phẩm Tam Quốc
P. 169
người thời Đường. Đỗ Phủ nói “ba lần đến mấy lần bàn kế thiên hạ”, Chu
Nhữ Xương giải thích là “mấy lần” còn nói thêm “không phải quá nhiều lần”.
Đương nhiên là không phải. Vì ba lần đến không phải là “đến mời” mà phải
hiểu là “thăm hỏi”, “đến hỏi”. Thậm chí “ba lần đến” không nhất thiết là sự
thực, không phải chỉ có đi ba lần, có thể hiểu là nhiều lần, “hết lần này đến
lần khác”, “rất nhiều”. Có nghĩa là, nhiều lần Lưu Bị đến Long Trung, thỉnh
giáo Gia Cát Lượng về “chuyện thế sự”, hai người càng nói càng trúng, càng
nói càng hợp, cuối cùng Gia Cát Lượng quyết định xuống núi phò tá Lưu Bị.
Đúng, hai người hợp tác với nhau là rất quan trọng, làm gì có chuyện chỉ ngồi
với nhau một lần là xong?
Vì vậy “Lưu Huyền Đức ba lần đến lều tranh” trong Tam quốc diễn nghĩa
chỉ là cách diễn nghĩa. Và “thế là đến ba lần, liền gặp” là đi ba lần mới gặp
được trong chuyện của La Quán Trung cũng là diễn nghĩa. Có điều cách diễn
nghĩa đó là tinh tế, rất có ý nghĩa. La Quán Trung đã sắp xếp một số tiết mục
cho chuyến đi đầu tiên của Lưu Bị, trước hết là nghe hát, rồi nhìn núi, rồi gặp
trở ngại, rồi ngắm cảnh, rồi gặp Thôi Châu Bình. Núi là “non xanh dị
thường”, cảnh là “nhìn kháng chán mắt”, người là “dung mạo ngời ngời”, tất
cả đều rất lạ: đồng tử chưa hiểu việc, người nông dân biết ca hát, bạn bè thì
kinh luân đầy bụng, Lưu Bi cứ trố mắt, há miệng cảm thán không ngớt, cảm
thấy Long Trung là nơi thần bí, khó lường, người ẩn trên gò Ngọa Long nhất
định là cao nhân.
Lẩn thứ hai đi, không cần xem phong cảnh mà chỉ xem người. Trước tiên
là thấy bạn, thứ đến là thấy em, thứ nữa là thấy bố vợ của Gia Cát Lượng.
Nếu như lần trước khiến Lưu Bị được mở mang tầm mắt, thì lần này khiến
cho Lưu Bị càng không yên. Nghĩ xem, bạn của Gia Cát Lượng, rồi em trai
rồi bố vợ đều là những người siêu quần thoát tục thì bản thân Gia Cát Lượng
lẽ nào lại không phi phàm?
Vì vậy lần thứ ba Lưu Bị phải chọn ngày lành, tắm gội trai giới và thay
quần áo. Hơn nữa, cách lều cỏ chừng nửa dặm đã xuống ngựa, đi bộ; chắp
tay, đứng đợi bên ngoài lều cỏ; Gia Cát Lượng ngủ chưa dậy, Lưu Bị đợi và
lại đợi. Tâm tình đó thực khác với ở người lễ hiền hạ sĩ đi mời khách mà
đúng với một kẻ si tình lúc đến cửa cầu hôn.
Lưu Bị lần đầu đến Long Trung được nghe tiếng hát, ngắm nhìn núi non,
lòng dạ đã sinh kính nể. Vì vậy lúc Lưu Bị “tự mở cửa phên” nói chuyện
cùng đồng tử có phần giống như lúc Trương Sinh gặp Hồng Nương trong Tây
sương ký. Lúc gặp Hồng Nương, Trương Sinh đã nói thế nào? “Tiểu sinh là