Page 216 - Phẩm Tam Quốc
P. 216

đại quân; Tôn Quyền chỉ có sáu quận Giang Đông, hơn mười vạn binh lính.

               Còn  Lưu  Bị  thì  sao?  Xin  lỗi,  chỉ  có  một  quận  và  hai  vạn  người  ngựa,  tất
               nhiên gồm cả một phần quân của Lưu Kỳ. Nếu Gia Cát Lượng công khai
               giương cao ngọn cờ “Thống nhất kháng chiến” thì e Tôn Quyền sẽ phải cười
               thầm: Lưu Dự châu chẳng có một cái gì, lại muốn ngang hàng với chúng ta
               sao? Nhưng lúc này Gia Cát Lượng chỉ nói lịch sử, nói tình hình. Tôn Quyền
               không nói, tức là đã thừa nhận.

                  Thế là chi với một câu nhẹ tênh “Tướng quân khởi binh ở Giang Đông, Dự
               châu mục cầm quân ở Hán Nam” khiến Lưu Bị có thể ngồi ngang hàng với
               Tôn Quyền, mình có thể đàm phán trực diện với Đông Ngô, chẳng mất sức gì
               đã kéo được Tôn Quyền về phía mình, đưa Tôn Quyền vào vị trí đối địch với

               Tào Tháo. Đúng là một mũi tên trúng hai đích. Tốt rồi, hai nhà chúng ta đã ở
               trong mặt trận thống nhất, Tào Tháo đã là kẻ thù chung của chúng ta, thế sao
               ngài còn không nhanh ra quân giúp chúng tôi đánh? Nên nhớ, đây là mục
               đích chính việc Gia Cát Lượng sang sứ Đông Ngô. Điều mấu chốt này không
               phải nói thẳng ra, mà là ẩn ý được giấu trong mấy lời mở đầu nọ. Người ta
               không thể không bái phục năng lực ngoại giao của Gia Cát Lượng.

                  Thực tế thì ý nghĩa của vài câu nói “Tướng quân khởi binh ở Giang Đông,
               Dự châu cầm quân ở Hán Nam” không chỉ có thế. Tập đoàn Tôn Quyền đúng
               là  khởi  gia  lập  nghiệp  ở  Giang  Đông,  nên  nói  “Tướng  quân  khởi  binh  ở

               Giang Đông” là không có vấn đề gì. Nhưng không phải Lưu Bị khởi binh ở
               Hán Nam, Lưu Bị khởi binh ở huyện Trác thuộc Trác quận, tức là thị trấn
               Trác Châu, Hà Bắc ngày nay, vì sao phải nói là “cầm quân ở Hán Nam”?
               Theo tôi, dụng ý của Gia Cát Lượng là khá sâu sắc. Chúng ta đều biết, vào
               cuối thời Hán Linh đế, Lưu Bị khởi binh đều nhờ Lưu Biểu, luôn trong cảnh
               ăn đậu ở nhờ, không có quyền độc lập. Một tập đoàn không có quyền độc lập
               thì không đủ tư cách đối thoại với vua một nước độc lập như thế này. Nhưng

               lúc này thì Lưu Biểu đã chết, Gia Cát Lượng đã đến và Lưu Bị có độc lập.
               Cho nên, dù là nhớ lại lịch sử, dù là mô tả lại hiện trạng, Gia Cát Lượng
               không thể nói “Khởi binh ở Trác quận”, chỉ có thể nói “Cầm quân ở Hán
               Nam”. Như vậy là nói với Tôn Quyền, Lưu Dự châu của chúng tôi chẳng
               khác gì ngài, đã là vua của một đất nước độc lập và sau này chúng ta còn phải
               chia ba thiên hạ. Lúc này, cần phải nhanh chóng “Tranh giành thiên hạ với

               Tào Tháo!”.
                  Đó là những ẩn ý trong mấy câu nói “Trong nước đại loạn, tướng quân
               khởi binh ở Giang Đông, Lưu Dự châu cầm quân ở Hán Nam, cùng Tào Tháo
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221