Page 238 - Phẩm Tam Quốc
P. 238
sâu xa, tích luỹ qua nhiều năm tháng. “Tam quốc chí. Chu Du truyện” cho
chúng ta hay, Chu Du là “anh em son sắt” của Tôn Sách, hai người cùng lớn
lên từ bé, luôn “tương thân tương ái”, đã tới trình độ “thăng đường bái mẫu,
phúc hoạ cùng chịu”, về sau, không hài lòng khi ở bên Viên Thuật, Tôn Sách
cùng bộ hạ rời khỏi đó đến Lịch Dương (nay là huyện Hoà, An Huy), thủ hạ
chỉ có năm, sáu ngàn người, chính Chu Du “đem quân ra đón Sách”, phò tá
Tôn Sách đạp bằng Giang Đông. Sau khi Tôn Sách qua đời, lại là Chu Du
ủng hộ Tôn Quyền trước tiên và cùng với Trương Chiêu trở thành hai cánh
tay của Tôn Quyền. Theo “Tam quốc chí. Lỗ Túc truyện”, Chu Du còn nói
với Lỗ Túc, lúc này là “thời buổi các liệt sĩ vin rồng dựa phượng ruổi rong”,
mà Tôn Quyền thì nhất định có thể trở thành đế nghiệp, Lỗ Túc liền tới theo
Tôn Quyền. Rõ ràng quan hệ của Chu Du và Tôn Quyền chẳng khác gì quan
hệ giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị, sẽ không bao giờ thay đổi. Đối với thái độ
của Tôn Quyền và Tào Tháo, Chu Du vừa có cảm tính vừa có lí tính, hoàn
toàn có thể tin tưởng, việc gì còn phải thăm dò, còn phải nói khích.
Thực tế thì, thái độ của Chu Du lần này cũng hết sức rõ ràng. Trong hội
nghị do Tôn Quyền triệu tập, Chu Du đã biểu hiện rõ bản sắc anh hùng là Để
Trụ giữa dòng nước, lời nói có gang có thép. Theo Tam quốc chí, trong hội
nghị, Chu Du đã nói, Tào Tháo “danh nghĩa là Hán tướng, nhưng kỳ thực là
Hán tặc”. Còn tướng quân, “thần vũ hùng tài” có thêm “sự oanh liệt của cha
anh”, những việc đáng phải làm là “ngang dọc thiên hạ, trừ hại cho nhà Hán”.
Lúc này Tào Tháo tự tìm đến cái chết, có lý gì khiến chúng ta phải đầu hàng
(Tháo tự tìm đến cái chết, đi đón kẻ gian tà đó sao)?
Lời nói thực nặng tình nặng nghĩa và cũng hết sức cần thiết. Bởi vì chiến
tranh là sự tiếp diễn của đấu tranh chính trị. Chỉ có chính trị chính xác thì mới
là “quân chính nghĩa” mới có thể khích lệ sĩ khí. Vấn đề là, chính trị chính
xác, không có nghĩa là quân sự sẽ ổn, ý kiến của “phái bồ câu” không phải
hoàn toàn vô lý. Với họ, Tào Tháo chính là lang sói hổ báo ( Tào công là hổ,
báo), lại còn “ép thiên tử, đánh bốn phương, lúc nào cũng danh nghĩa là triều
đình”, thực khó đối phó. Nếu cứ công khai trở mặt với Tào, sự việc sẽ trở nên
khó khăn thêm! Chống lại ngay thì sự việc sẽ bất lợi). Huống hồ phía Giang
Đông xưa nay vẫn được che chở bởi sông Trường Giang. Nhưng nay Tào
Tháo đã chiếm cứ Kinh châu, thu được hạm thuyền của Giang Lăng và Thuỷ
quân của Lưu Biểu, Trường Giang hiểm trở “đã là của chung”. Thêm vào đó,
Tào Tháo quân đông thế lớn, thuyền ngựa cùng đi, thuỷ lục cùng tiến, hai
đường cùng xuống thì đối phó thế nào được? Rõ ràng điều quan trọng không
phải nên hay không nên “trừ hại cho nhà Hán”, mà là có thể hay không có thể