Page 87 - Phẩm Tam Quốc
P. 87
tự mãn đắc chí. Tháo còn kiểm điểm trước Tuân Úc, vì không nghe theo lời
tiên sinh nên mới thế này.
Trong thực tế, khen người khác tự trách mình luôn là tác phong của Tào
Tháo. Năm 207 (năm Kiến An thứ XII thời Hán Hiến đế), Tào Tháo bắc
chinh Ô Hoàn và giành được toàn thắng. Trên đường về lúc đến Ký châu, trời
lạnh giá, không một bóng người, hành quân suốt hai trăm dặm không có một
giọt nước, quân lương cũng chẳng còn bao nhiêu “đã phải giết hàng ngàn con
ngựa để làm lương, đào xuống đất hàng ba mươi trượng vẫn không có nước”.
Sau khi về tới Nghiệp Thành, Tào Tháo đã phong thưởng cho từng người.
Tào Tháo nói, lần này thắng lợi, hoàn toàn là do may mắn. Lời khuyên của
các vị chính là kế sách vẹn toàn. Vì vậy mới cảm tạ các vị, từ nay rất mong
được các vị có gì nói nấy, cái gì đáng nói thì nói, không phải lo nghĩ (không
có gì khó nói). Việc này được ghi trong Tào Man truyện, Một cuốn sách
không mấy thân thiện với Tào Tháo, có thể tin được.
Ngay từ tháng hai năm đó, Tào Tháo đã cho ban “Phong công thần lệnh”,
nói: Ta khởi nghĩa binh, trừ bạo loạn, đến nay đã mười chín năm rồi, chiến tất
thắng, công tất khắc, chinh tất phục, chẳng lẽ đó là công lao của ta? Tất cả
đều nhờ vào sức lực các vị hiệp sĩ đại phu!
Bại trận thì tự kiểm điểm, thắng trận lại cảm tạ người khác, cảm tạ cả
những người khuyên không nên đánh trận, tình cảm đó, tấm lòng đó thực
khác xa với tình cảm của lũ Viên Thiệu, Viên Thuật. Tào Tháo không hổ là
đại anh hùng, có khí thế to lớn, có tấm lòng rộng mở. Trên thực tế, chính nhờ
sự gan dạ hiểu biết phi phàm đó, nhờ có tác phong biết khen người và trách
mình đó, Tào Tháo đã liên tục chiến thắng kẻ thù, đối thủ, lần lượt thu nhận
được nhiều dũng tướng và mưu thần và cũng là một trong những nguyên
nhân để nhiều lần Tào Tháo chuyển bại thành thắng, biến khó thành dễ. Khí
thế và lòng gan dạ sự hiểu biết đó đã có sức kêu gọi, có sức ngưng tụ. Ngay
như Trương Tú, một người đã phản lại Tào Tháo thì lần nữa lại đến hàng Tào
Tháo, chuyện xảy ra vào tháng mười một năm Kiến An thứ IV (năm 199)
thời Hán Hiến đế.
Theo ý của Giả Hủ, lần thứ hai Trương Tú xin hàng Tào Tháo. Theo Tam
quốc chí. Giả Hủ truyện, bấy giờ Viên Thiệu và Tào Tháo đang quyết đấu
một trận sống mái, cả hai đều đang tranh thủ lực lượng trung gian. Viên
Thiệu cho người đến chiêu nạp Trương Tú, Giả Hủ khuyên nên sang hàng
Tào Tháo. Giả Hủ tự ý nói với sứ giả của Viên Thiệu, phiền túc hạ về nói lại
với Viên Bản Sơ, là anh em mà họ chẳng thể dung được nhau, lại dung được