Page 194 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 194
lầy". Người như vậy, thì dễ tâng bốc, ngợi khen. Kiều có cái tâm-
lý ấy. Hoạn-Thư khôn ngoan đánh trúng vào nhược-điểm tâm-
lý của nàng, nên nàng đã hạ mình xin với Kiều:
"Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?"
Nàng bây giờ có quyền sinh-sát trong tay. Nàng thương, tôi được
nhờ. Nàng chẳng thương, tôi phải chịu. Làm gì mà cơn giận của
Kiều lại chẳng nguôi? Người ta đã cất công mất lời kêu xin, hẹp
gì mà mình không thí bỏ? Nàng lại đại-lượng khoan-dung, tấm
lòng rộng-lớn như biển khơi, lẽ nào tôi lại bất-hạnh
mà không được nhờ? Nói như vậy, Kiều không đắc-chí sao được?
Thì ngay thoạt đầu vụ xử, ai chẳng rõ Kiều có thái-độ tự-hào đắc-
chí? Người ta đã ca tụng mình là người bao-dung quảng-đại
mà mình vẫn khăng-khăng chối từ, chẳng hóa ra mình là kẻ tiểu-
nhân hẹp-hòi? Thì ra Hoạn-Thư đã theo cái kế sách "dùng
gậy ông để đập lưng ông". Nàng bảo tôi "cay-nghiệt lắm" thì
phải chịu "oan-trái nhiều", mà nàng vẫn cứ làm ngơ đối với
kẻ phục-thiện, có tình, có lý, thì chính nàng lại "cay-nghiệt oan-
trái" mất rồi! Hèn chi mà Kiều chẳng quyết-định "truyền quân
lệnh xuống trướng-tiền tha ngay". Tha vì "làm ra, thì cũng ra
người nhỏ-nhen". Chính câu nói ấy đã chứng tỏ cái đắc-thắng
chắc-chắn của Hoạn-Thư trong việc thuyết-phục Thuý-Kiều,
và đồng thời để lộ cái chân-tướng mềm yếu giàu tự-ái của nàng
Kiều.
Ở vào địa-vị Kiều, Hoạn-Thư chẳng dại gì để cho người
"xỏ mũi", chẳng ngu gì để cho người tâng bốc mà đổi ý. Thuý-
Kiều thật-thà quá. Lay chuyển được lòng Hoạn-thư chắc là khó,
xiêu lòng được Thuý-Kiều quả là dễ. Kiều già-giặn chín-chắn với
Thúc-Sinh, chứ chưa sâu sắc bằng Hoạn-Thư. Thì chính
Kiều đã chẳng từng hơn một lần chịu phục Hoạn-Thư là người
sâu-sắc khác đời, đó sao?
"Đàn bà thế ấy, thế âu một người,
193