Page 197 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 197
nhiều hơn thấy lỗi, dù cho người nghe có nhận thấy lỗi của mình,
thì cũng phải hiểu ra mà nhượng bộ, chứ không vì thế mà phật
lòng tức giận. Hoạn-Thư đã thành-công, phần vì dịu-dàng nhún-
nhường, phần vì đã khéo kín-đáo giấu đoạn kể tội vào giữa bài
minh-oan.
* Thoạt đầu mở vào bằng sự khiêm-cung nhận tội;
theo đúng thói tục thông-lệ, nàng lễ-độ sụp lạy "khấu đầu dưới
trướng", thế là đã mua được thiện-cảm của người, như thổi một
làn gió nhẹ quạt đi hơi nóng giận dữ.
* Sau cùng lại gói kín lời kể công, nhắc lỗi bằng
hai lần mua chuộc cảm-tình. Lần thứ nhất thì tỏ niềm kính trọng
mến yêu, khác nào như muốn nói: tôi bắt nàng khổ-cực cũng
chỉ là miễn-cưỡng, chứ không có ý ghét thù:
"Lòng riêng, riêng cũng kính yêu"
Ngày xưa mà còn biết kính yêu như thế, huống chi bây giờ! Lần
thứ hai thì thành-khẩn cầu xin. Theo như lẽ cãi minh oan, thì tội
buộc kể như không có, vì tội này chỉ là tội ghen tuông thường
tình, còn tội của Kiều là tội cướp chồng, trộm của, được chiều đãi
mà vẫn cố tình tái-phạm. Tội mình nhẹ, tội người nặng hơn,
thế nhưng vẫn cứ chịu biết điều mà "trót lòng" ăn năn "tri
quá", vẫn cứ chịu khiêm-kính mà cất lời xin "nhờ lượng
bể thương bài nào chăng?". Thế thì thiện-cảm sẵn có nơi Kiều,
giờ Hoạn-Thư đã mua chuộc hoàn-toàn, khác nào dội thêm nước
lạnh trút sạch thù xưa nơi cõi lòng nung-nấu của nàng Kiều.
Giấu đoạn kể công, kể tội ở giữa, rào trước đón sau bằng tình-cảm
dịu-dàng mến thương, thoạt nghe đã có cảm-tình, nghe xong cảm-
tình lại tăng, cả bài biện-minh-trạng từ đầu chí cuối, như rót hết
thiện-cảm cho người nghe. Nói-năng mà bố-trí như vậy,
quả là một tay già-dặn cơ-mưu.
2.2- Ngoài ra cách lựa lời ăn tiếng nói cũng giúp cho lý thêm
mạnh, giọng thêm đanh thép hùng-hồn.
a) cách lựa lời:
196