Page 198 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 198
* "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình". Hai
chữ "người ta" tuy nói chung mà ám-chỉ riêng, mở ra như một
công-lệ thông-thường mà thu vào sự áp-dụng ngay cả cho Thuý-
Kiều là người đang chẳng tiếc lời kết tội.
* Lại xét khi Kiều khen khéo để đe Hoạn-Thư: "Đàn bà
dễ có mấy tay!", Hoạn-Thư đáp lại ngay:"Rằng: tôi chút phận đàn
bà"
Tôi cũng chỉ là "chút phận đàn bà" như nàng mà thôi, có gì đâu
mà phải quá lời quan-trọng-hóa đến như vậy, có gì mà đến
nỗi "dễ có mấy tay!". Thực là đối nhau chan-chát, "hòn đất
ném đi, hòn chì ném lại".
* Mà xét theo lý, đã gọi là ghen thì vốn mù-quáng, mặc
dầu xét tình, Hoạn-Thư không mù-quáng tí nào. Đã mù-quáng,
làm sao còn "nghĩ trước nghĩ sau cho tày". Bởi vậy, khi
sự việc đã rồi, tôi mới thấy hối, hối từ lúc cho nàng ra Quan-Âm-
Các viết kinh, hối nên đã "dứt tình chẳng theo". Nhưng "hối bất
cập". Chữ "trót" Hoạn-Thư dùng để kết lời biện-minh,
quả đã dùng đúng lúc, hợp thời, rõ ra cái giọng ăn-năn hối-hận
vậy. Lựa lời như thế, làm gì lẽ chẳng cứng, lý không thông?
b) cách đặt câu:
* Xem như câu
"Lòng riêng, riêng cũng kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai?"
thì thực là đăng-đối, đối cả ý lẫn lời. "Lòng riêng" đối với "chồng
chung". Sự đối-xứng ấy cho thấy ở Hoạn-Thư có hai con người:
một con người xét riêng và một con người xét chung, một là đàn
bà, một là vợ. Làm đàn bà khác với làm vợ. Hai chữ "riêng" đi
liền như rón-rén một lời nói nhỏ. Điệp-ngữ mà ý không trùng,
chữ "riêng" trên là nói về phương-diện (phụ-nữ),
chữ "riêng" dưới là nói về cá-nhân lòng này (yêu). Xét riêng
197