Page 196 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 196
II- VĂN-CHƯƠNG ĐỐI ĐÁP CỦA NGƯ©I NỬA CÂN, KẺ
TÁM LẠNG
Ta đã thấy giọng Kiều kết tội đanh thép cứng rắn, khiến
người nghe phải "hồn lạc phách xiêu". Ta đã rõ cái tài hùng-biện
bào-chữa của Hoạn-Thư, khiến luật-pháp Thuý-Kiều phải nhường
bước, lòng Kiều phải đổi thay. Hiệu-lực kỳ-diệu ấy không phải
chỉ do giọng nói mỗi người, mà còn do chính ở sự biến-hóa của
ngôn-ngữ cũng như cách xếp đặt lý lẽ ý-tứ làm sao cho thấy được
sự gãy-gọn vững-vàng.
2.1- Cách cấu-tứ:
Ý ở đây rất là hợp lý thuận tình.
a) Phàm mới gặp, Kiều phải chào đón hỏi-han, rồi sau
mới đi vào mục-đích: xét xử tội người. Mà trước khi nêu cái án
nặng nhẹ, cũng phải kể tội vạch lỗi cho phạm-nhân nghe. Ưoạn
phải dành cho bị-can quyền được biện-hộ bào-chữa tội-trạng của
mình. Sau đó, tuỳ theo ý mình định-đoạt, mới tuyên-bố bản án.
Thuý-Kiều, trong cuộc xử án Hoạn-Thư, cũng đã theo trình-
tự ấy. Thế là hợp lý.
b) Muốn làm cho người nhục-nhã khiếp-đảm, cho bõ
những lúc bị "bắt khoan, bắt nhặt đến lời, bắt quỳ tận mặt bắt mời
tận tay", thì thoạt đầu còn nói nhẹ, mỉa mát; đến khi cơn giận
không nén được nữa, giọng mới trở nên đay-nghiến rồi cuối cùng
sắc bén cay-cú. Phải đến lúc này, thốt ra được lời đe dọa, cơn giận
mới hả-hê. Cố nén giận để mỉa-mai, người thâm không hiểm
khó lòng nén nổi, cho nên giọng nói từ nhẹ-nhàng nói mát đã dần
dần phải chuyển sang nói thẳng, nặng lời. Sự thay giọng đổi nhời
cũng đã lột được tâm-tình của người nói. Thế là hợp tình.
c) Người xử đã vậy, đến như người cãi,
thì lời ý cũng đắn-do, bố-trí kỹ-càng.
Trong trường-hợp Hoạn-Thư, cái khó nói nhất
có lẽ là kể công mà muốn như kể tội, nói sao cho người thấy công
195