Page 200 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 200
ra" và "làm ra", tuy điệp lời nhưng không trùng ý, giọng vẫn tự-
nhiên. Người ta vẫn thường nói: tha ra là phúc, làm ra thì khổ. Tha
ra, là để cho thoát khỏi vòng trừng phạt; làm ra, là thi-hành
cho đến hết nhẽ, tận lý, không còn bưng-bít đỡ che phần nào. Lời
nói ở đầu môi cửa miệng, sao lại vụng-về?
Đến câu "thì cũng ra người nhỏ-nhen", chữ "ra" này nghĩa
lại khác hẳn, nó diễn ý đổi thay: trên đang là lượng cả hải hà,
mà giờ lại hóa thành hẹp lượng, nhỏ-nhen; tưởng chữ "ra" đây
như thế là đắc-vị. Nhất là trên dưới lại đối chỉnh, thì càng tăng
bổ cho ngụ-ý của hai chữ "ra người": từ tha đổi sang
phạt, từ bao-dung đổi sang hẹp-hòi.
Ăn nói như thế thì không gì khéo hơn! Đem diễn xuôi, hai câu này
có thể viết lại là:
# câu 1: Nếu tháo gỡ tội ra mà tha không xét xử buộc tội
nữa, thì cũng may phúc cho đời ngươi. (như vậy thì ta mới
là người lượng bể bao dong)
# câu 2: Còn cứ làm cho ra nhẽ, xử cho đến cùng để khép tội
ngươi, thì hóa ra ta cũng là người nhỏ nhen, hẹp lượng.
Chữ "ra" thứ 3 vừa có ý "mang tiếng" vừa làm nổi bật ngụ-
ý "hoá thành" như vừa phân-tích.
Lại nữa, "tha ra thì ............" (kết-quả thế này), "làm
ra thì ...." (kết-quả thế khác); hai tiếng "thì " dằn cho lẽ cân nhắc
thêm gãy-gọn, phân-biệt rõ-ràng hai giải-pháp phải chọn
lựa, "thì" trên đi với "cũng" đúng là giọng miễn-cưỡng thực
chẳng muốn tha, trịch-thượng ra điều thi ân làm
phúc, "thì" dưới đi với "cũng" lại rõ là ý phục-thiện biết điều,
bởi thấy lời nói cũng thuận tình, chí lý, nên thôi đành tha cho, tha
vì có tính toán thiệt hơn.
Điều này lại một lần nữa minh-chứng thái-độ và tâm-
lý nàng Kiều như đã phân-tích bên trên. Sơ-đồ sau đây minh-họa
199