Page 199 - BUT THUAT NGUYEN DU TRNG DOAN TRUONG TAN THANH
P. 199

về phương-diện người đàn bà, ai chẳng giàu tình, nhưng lòng đàn
          bà mỗi người mỗi khác, mỗi người mỗi có tình-cảm riêng ("lòng
          riêng").

          Cùng  một đối-tượng  mà có người  yêu  mến,  có người  lại  ghét
          khinh.  Nàng  giận  tôi  mà ghét  mà khinh,  chứ riêng  tôi đối  với
          nàng,  tuy  có  giận,  nhưng  thực  sự lòng  này  vẫn  yêu  vẫn
          kính ("riêng  cũng  kính  yêu"). Còn  xét  mọi  người  làm  vợ nói
          chung, ai chẳng có tính ghen tuông, ai cũng có bổn-phận, tôi đây
          làm vợ, nên tôi cũng có bổn-phận bảo-vệ hạnh-phúc của gia-đình,
          cũng có tính ghen một khi tình bị cướp giựt chia sẻ. Ở vào địa-
          vị của tôi, hẳn nàng cũng ghen như thế. "Ngứa ghẻ hờn ghen" mà
          lại!  Tình đàn  bà thì khi  yêu  khi  ghét,  nhưng  tính  vợ thì ai
          chả ghen tuông. Tình với tính xung-khắc như thế. Bởi vậy, yêu
          nhưng không thể chiều, thương mà không thể phụ-thuộc. Cho nên
          "kính yêu" đi với "lòng riêng" đối với "chiều ai?" đi với "chồng
          chung". Đối câu, khiến câu tỏ nghĩa như vậy, thì đối quá chỉnh.
          Bảo rằng: "xét về phương diện...", rõ là giọng lý. Nói rằng "lòng
          này vốn sẵn...", rõ là giọng tình. Hàm cả tình chứa cả lý, câu đặt
          như vậy, thực là súc-tích dồi-dào.

                            * Còn như "chưa dễ ai chiều cho ai?", thì giọng sao
          mà đẩy đưa  khéo đến  thế!  Nếu  hiểu  là lời  nói  nhẹ thì hai
          chữ "ai" phiếm-chỉ vu-vơ, áp-dụng cho bất cứ một người vợ nào,
          nói  ra  như một  thường-lệ cố-hữu.  Nếu  hiểu  là nói  nặng,
          thì chữ "ai" trước trỏ Hoạn-Thư, chữ "ai" sau ám-chỉ Thuý-Kiều.
          Tôi  chiều  cho  nàng  toại ý chăng?  Dễ nghe  quá!  Giọng  trở nên
          biếm mát coi thường. Lời ngay mà hai ý, một câu mà thành hai
          giọng. Đáng tức thay vì lời mỉa-mai sâu-sắc!

                            * Trở lại xét lời Kiều trong câu nói hớ:

                                  "Tha ra thì cũng may đời,


                                  Làm ra thì cũng ra người nhỏ-nhen"

                      Cũng vẫn là lối nói đăng-đối điệp-ngữ. Ba chữ "ra" ở đây
          phải  chăng  vụng-về? (b*) Tưởng  không  phải  thế. "Tha

                                     198
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204