Page 75 - Đã ru tôi một thời
P. 75
75* Tuyển tập truyện ngắn- Đã ru tôi một thời thơ ấu
Ngao vào sàng. Vừa nặng tay là đạt rổ sàng xuống nước bên cạnh đãi cát ra lấy Ngao. Moi
chừng chục lỗ trong tiếng đồng hồ thì đã có mớ ngao đưa về cho mẹ nấu canh mồng tơi.
Chút nước mắm hay muối là nước canh bàng bạc, khỏi cần bỏ đường, bột ngọt như thời bây
giờ. Canh mồng tơi ngao ngọt xớt! Bữa cơm đậm đà nước sông quê tôi làm sao! Hay là bữa
nào chán ăn canh, thì luộc một nồi vun ắp, cứ thế bóc chấm thêm tí muối, cả nhà ăn vui như
pháo nổ.
Đúng là thời đó, cái tài nguyên mà trời ban cho dân làng vùng ven sông này khá no
nê và phong phú khôn tả. Nhưng không hiểu sao mọi người ở đây đều lơ là? Chỉ có bầy lũ
trẻ mỗi nhà tụ tập rủ nhau đi tắm, nghịch phá mới gọi là đi tìm tài nguyên trời cho tuổi thơ
mà thôi!
Trận chiến trên sông
Qua mùa nứơc ngọt, lại đến mùa “nước mặn”. Mùa nước mặn thường kéo về lấn
nước ngọt trong những tháng ngắn ngủi. Tôi không nhớ rõ lắm. Thường là tháng Tư, tháng
Năm gì đó…theo thủy triều. Nước mặn từ biển dâng lên ùa tràn vào sông, đẩy lùi nước ngọt
trở về nguồn. Mùa này, cứ vào khỏang hai ba giờ chiều là nước lên mạnh ngập bờ, thuyền bè
dập dồn sóng như biển con, nước lớn có màu xanh lì vỗ về cầu Tân Lý như chào hỏi trò
chuyện.
Mùa này thừơng xuất hiện lắm cua đá. Cua đá xuất hiện ở những khu vực có dòng
nước sâu, hay những bờ tre um tùm có giòng nước trầm lắng. Các lọai cua về đây đẻ trứng và
qua trình hình thành con cua lớn. Chúng tôi lại có dịp đi bắt cua. Nhưng công phu hơn bắt
ghẹ. Phải làm hàng chục cái “bóng cua” mới bắt được cua. Giòng sông những nơi bắt cua thì
sâu đến khỏang hai ba mét, có khi hơn …thì mới đến đáy sông!
“Bóng cua” là một hình vuông làm bằng tre 30 x30 cm chăng lưới trong đó. trên
hình vuông là hai thanh tre uốn cong túm hình chóp nón nối bốn góc hình vuông. Ngay
chóp nón, cột dây dù thong dài hơn so với mặt nước và đáy sông. Trên đỉnh dây thì gắn
phao màu lục, tím, hồng…dưới có gắn chì nặng để thả chìm xuống đáy, gắn mồi cá đuối
“ươn” ngay chóp nón. Làm cả chục cái bóng cua như thế.
Đến chiều, chờ hai ba giờ nước lên. Thế là thuyền con ta ra khơi trên dòng sông,
hướng thuyền về nơi sông sâu nước đọng thì có nhiều cua lắm!( theo kinh nghiệm). Ta dong
thuyền và thả hết lượt với cự li là hai mét một cái bóng. Cứ thả “bóng cua”dông dài trên một
đọan sông dài có khi nửa cây số. Mỗi cái bóng đánh dấu bằng những chiếc phao nổi trôi bềnh
bồng đủ sắc màu màu lục, tím, hồng tô điểm cả một khúc sông đẹp mắt. Cua đói mồi, nghe
mùi hôi mon men vào bóng.. Khỏang nửa giờ sau đi thăm bóng, có khi ta thả vừa hết lượt vài
chục bóng ta đã thăm bóng được rồi. Cua đói mồi, mê ăn! Ta kéo lên là dính lưới.
Thích thú làm sao! cứ mỗi “bóng cua” là là một con cua đá to bằng bàn tay, mai
bóng ưỡng rõ nét hình vuông đồng tiền cổ chắc ních, khi kéo lên thì nặng chịch. Thích quá
bạn nhỉ! Càng thích hơn khi một bóng được cả hai con vừa “ông vừa bà”. Hồi đó tôi còn bé,
tôi vẫn biết quan điểm dân vùng này: ít ai quan tâm chuyện này! Họ lại cho là chuyện nghịch
ngợm của con nít!