Page 76 - Phẩm Tam Quốc
P. 76

Thiệu), trong lòng lại thấy bực, quên ngay ý nghĩ đó.

                  Không thể bỏ lỡ thời cơ, thời cơ sẽ không đến lần thứ hai. Viên Thiệu do
               dự. Tào Tháo đã nẫng tay trên. Phen này đến lượt Viên Thiệu tròn xoe mắt
               kinh  ngạc.  Sau  khi  Tào  Tháo  nghênh  đón  Hiến  đế,  dời  đô  về  huyện  Hứa,
               không  những  không  mất  đi  một  thứ  gì  hoặc  bị  người  khác  trói  buộc,  mà

               ngược lại còn thu được nhiều thứ. Tào Tháo được một vùng đất rộng ở phía
               nam Hoàng Hà, nhân dân vùng Quan Trung đua nhau theo về (nhận đất Hà
               Nam, Quan Trung theo về). Quan trọng hơn, Tào Tháo có được nguồn vốn
               chính trị to lớn, không chỉ trở thành anh hùng khôi phục Hán thất, có địa vị
               “Dưới một người trên vạn người” có thể đưa phái phản đối vào vị trí bất lợi
               trở thành những kẻ bất nhân bất nghĩa. Từ đó, mọi việc như bổ nhiệm quan

               lại, mở rộng địa bàn hoặc đánh những kẻ khác cánh, địch thủ về chính trị,
               Tào Tháo đều có thể lấy danh nghĩa của hoàng đế, việc làm bất nghĩa trờ
               thành việc làm chính nghĩa. Còn lũ đối thủ thì sao? Đều rất bị động. Phản đối
               Tào  Tháo  thật  nguy  hiểm,  chẳng  khác  gì  phản  đối  hoàng  thượng.  Dù  có
               giương cao ngọn cờ “quét sạch lũ nịnh thần” thì cũng không bằng Tào Tháo
               trực  tiếp  dùng  danh  nghĩa  hoàng  đế  để  xuống  chiếu  vừa  danh  chính  ngôn
               thuận vừa được lợi. Sau này, lúc Viên Thiệu muốn đánh Tào Tháo, Thư Thụ

               và Thôi Diễm đã nói “Thiên tử ở Hứa “, đánh Hứa là “phạm điều nghĩa”. Gia
               Cát Lượng cũng nói về Tào Tháo “Ép thiên tử để lệnh chư hầu, thực không
               thể tranh cao thấp” Tào Tháo vào trước sẽ là chủ, được nhiều điều lợi.

                  Viên Thiệu chịu nhiều thiệt thòi. Theo Hậu Hán thư. Viên Thiệu truyện,
               Tào Tháo vừa nghênh đón hoàng đế về huyện Hứa, đã lập tức với danh nghĩa
               hoàng đế có một đạo chiếu thư cho Viên Thiệu, trách Thiệu “đất rộng quân
               đông, chi lo lập phe đảng”, không thấy ra quân cần vương, nay đánh người
               này, mai đánh người khác. Viên Thiệu tiếp chiếu, trong lòng giận sôi lên,
               nhưng đành phải nín nhịn, dâng thư giải trình. Viên Thiệu hối hận, liền nghĩ

               cách bổ cứu. Lấy lí do Hứa Đô là vùng đất trũng, Lạc Dương bị tàn phá, yêu
               cầu Tào Tháo dời hoàng đế về Quyển Thành (nay là huyện Quyển Thành,
               Sơn Đông) gần với chỗ của mình, mong được cùng Tào Tháo hưởng vương
               bài. Đúng là nằm mơ lấy được vợ. Tháo cười thầm, rồi cương quyết cự tuyệt.
               Lúc đó, mưu sĩ là Điền Phong nói với Thiệu, việc dời đô đã không thành,
               phải nhanh chóng đánh huyện Hứa (kế dời đô đã không thành, phải lấy Hứa

               để phụng nghênh thiên tử), nếu không lại không kịp. Viên Thiệu không theo.
                  Thực tế, về việc này Tào Tháo đã cao hơn Viên Thiệu một cái đầu. Cao
               hơn ở chỗ nào? Cao ở cách điệu, cao ở phẩm vị. Nên nhớ, kiến nghị của Thư
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81